Báo VietNamNet nhận được ý kiến đóng góp cho diễn đàn "An toàn trong trường học của bạn đọc Phan Quang ở TP.HCM. Bạn đọc này đề xuất thành lập Ban an toàn và vệ sinh học đường để duy trì và thực hiện.

Theo đó, Ban An toàn và Vệ sinh học đường có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong nhà trường, qua đó xây dựng phương án kiểm tra đánh giá định kỳ, thiết lập và tiến hành các phương án khắc phục để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình dạy và học của học sinh và giáo viên.

Hiệu trưởng là Trưởng Ban và là người chịu trách nhiệm chính. Các Trưởng khoa/phòng/giáo viên chủ nhiệm là thành viên. Bộ phận hành chính/bảo vệ là thành viên và là người thực thi các hoạt động. Cơ cấu tối thiểu có 1 người tốt nghiệp trung cấp điện công tác trong bộ phận hành chính/bảo vệ. Trưởng phòng hành chính/bảo vệ là phó ban thường trực.

Để thực hiện, định kỳ 1 tháng/lần Ban An toàn Vệ sinh học đường đi kiểm tra các hạng mục. Phó ban thường trực hoặc trưởng ban là trưởng đoàn kiểm tra, ít nhất phải có ½ thành viên có mặt tham dự cuộc kiểm tra định kỳ. Trưởng Ban duyệt danh sách kiểm tra định kỳ theo yêu cầu công việc thực tế.

{keywords}
Hiện nay an toàn trong trường học đang là mối quan tâm của xã hội

Mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường đều phải xác định được nguy cơ rủi ro.

Cụ thể, trước hết là việc đưa đón học sinh: số lượng học sinh đưa đón, hợp đồng các bên liên quan đưa đón, phương tiện và lộ trình đưa đón… Tất cả đều phải được kiểm tra, kiểm soát định kì.

Xung quanh trường học cũng là phạm vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví như giao thông ngoài cổng trường giờ cao điểm, hệ thống tường bao… Sân trường quy hoạch thế nào, cây xanh có lịch sử trồng ra sao, có phù hợp với sân trường không? Có đơn vị nào chăm sóc, cắt tỉa cây…

Ngay cả bên trong lớp học, phòng đa năng, những thiết bị như quạt trần, quạt gắn tường, hệ thống điện, bàn ghế, tủ kệ…, trên mái nhà có trần thạch cao, mái tôn cũng có thể khiến các em chấn thương nếu gãy vỡ, trồi đinh, bung sút…

Trong canteen cần quan tâm đến tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Hành lang, cầu thang có trơn trượt, hẹp, dốc hay tay vịn cũng cần kiểm tra độ chắc chắn… Ngoài ra còn có khu vực nhà vệ sinh, an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường xung quanh, mức độ kết nối với dân cư xung quanh cũng là vấn đề nên xem xét.

Ban An toàn và Vệ sinh học đường có thể đánh giá các mức độ thành cấp xanh (tiếp tục thực hiện bình thường và theo dõi định kỳ), cấp vàng (có phương án khắc phục, xử lý, có thời gian để theo dõi , phân công cụ thể người xử lý, theo dõi và báo cáo kết quả lại Ban An Toàn để chuyển qua cấp xanh và cấp đỏ (phải xử lý ngay, khắc phục tại chỗ. Nếu cần thời gian phải có phương án bảo đảm an toàn cho học sinh như ngăn cách khu vực cấm tạm thời cho đến khi xử lý xong.Phân công người xử lý và báo cáo cụ thể).

Nguyên tắc là phải xử lý triệt để , không để các lỗi lặp lại lần này qua lần khác . Với các trường hợp bất khả kháng như trường học nằm trong khu vực dân cư có nhiều tệ nạn xã hội thì Ban An Toàn phải xây dựng các phương án trang bị kỹ năng mềm cho các em học sinh , cũng như kết hợp chặt chẽ với PHHS trong việc đưa đón con tới trường bảo đảm an toàn cao nhất.

Bạn đọc Phan Quang

Xin cảm ơn ý kiến của bạn đọc. Kính mời Quý Bạn đọc có ý kiến đóng góp cho diễn đàn "An toàn trường học" gửi về email banbandoc@vietnamnet.vn. 

Ban Bạn đọc            

Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp: "Phượng, bàng có thể trồng tốt trong trường học"

Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp: "Phượng, bàng có thể trồng tốt trong trường học"

Hôm nay một cây phượng bị gãy đổ tại trường – chúng ta chặt bỏ toàn bộ hoặc tỉa trơ trụi các cây còn lại (thậm chí cây chỉ trồng 10 năm), nay mai một cây trong rừng bị đổ - chúng ta lại chặt cả rừng cây?