Vì cô không biết chữ, chú tôi là người ghi chép giấy tờ, sổ sách. Như vậy chú có phải là người liên quan không? Chú không rõ chuyện làm ăn, chỉ ghi hộ cô chứ không tham gia. Nếu liên quan chú sẽ bị xử phạt thế nào?

Hiện tại gia đình không còn tài sản nào để quy đổi thì pháp luật phải giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Bộ luật dân sự 2015 quy định về chơi hụi như sau:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

{keywords}
Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Theo điều 25 Nghị định 19/2015/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường:

Điều 25. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

Như vậy, khi cô của bạn bị vỡ hụi và không còn tài sản chi trả cho khoản nợ thì cô bạn có thể sẽ xem xét khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Chỉ xử lý hình sự khi có hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong chơi hụi. Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, cụ thể theo điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì với mức tiền 20 tỷ đồng mức hình phạt đến 20 năm tù. 

Về chồng của cô bạn, việc có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra nếu vụ việc khởi tố hình sự.

Về nghĩa vụ trả nợ thay mẹ của người con:

Theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con cái có nghĩa vụ:

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;

- Có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, đóng góp thu nhập phù hợp với khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của gia đình;

Như vậy, theo quy định nêu trên con không có nghĩa vụ trả nợ thay cho cha mẹ.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Cá độ bóng đá chừng nào thì không bị truy cứu?

Cá độ bóng đá chừng nào thì không bị truy cứu?

Em tôi tham gia cá độ bóng đá nhưng vì thua quá nên đã không chơi nữa và bỏ đi làm ăn. Sau đó, cơ quan công an đã bắt được người tổ chức cá độ và một số người đang thực hiện hành vi cá độ.