- Do tham rẻ tôi đã mua 1 chiếc xe máy tay ga ở cửa hàng cầm đồ với giá 15 triệu đồng (giá gốc 40 triệu đồng) với đầy đủ giấy tờ. 

Tuy nhiên sau một thời gian tôi bị công an tìm đến gặp, tịch thu xe và cho biết đây là xe ăn trộm. Vậy tôi phải làm sao để đòi lại tiền của mình? Chủ cửa hàng cầm đồ là người tiêu thụ hàng trộm cắp thì phải chịu trách nhiệm gì?

{keywords}
Do ham rẻ tôi đã mua phải xe ăn trộm (Ảnh minh họa)

Mua nhầm xe gian được xem là giao dịch dân sự vô hiệu do không thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Như vậy, khi mua xe, nếu chủ tiệm cố tình che giấu nguồn gốc chiếc xe để bán cho bạn thì giao dịch dân sự vô hiệu. Do vậy, khi mua nhầm xe gian, người mua có thể yêu cầu người bán hoàn trả lại số tiền đã mua xe. Trường hợp người bán không đồng ý trả thì người mua có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi người bán cư trú để yêu cầu hoàn trả lại tiền mua xe đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu có. 

Trên cơ sở đó, tòa án xem xét giải quyết tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần nộp cho tòa án những giấy tờ và các tài liệu có liên quan đến vụ mua bán (như hợp đồng mua bán xe, văn bản của cơ quan công an về việc thu giữ xe… ) để tòa án xem xét, giải quyết. Trong trường hợp việc xác minh giúp xác định yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan công an sẽ tiến hành lập hồ sơ chuyển lên cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện quản lý địa bàn xử lý theo quy định.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu người phạm tội hoặc người thân thích của họ trả lại số tiền của bạn thì cơ quan chức năng sẽ mời bạn đến nhận. Trường hợp không trả thì khi xét xử, tòa án sẽ buộc người phạm tội phải trả lại số tiền đã nhận cho bạn.

Như vậy, để tránh rủi ro khi giao dịch tài sản là phương tiện tham gia giao thông các bên mua và bán cần thực hiện mua bán trên hợp đồng theo mẫu và tiến hành các thủ tục công chứng hợp đồng mua bán theo quy định tại cơ quan công chứng gần nhất. Sau đó, tới cơ quan CSGT làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nếu chủ tiệm mua bán xe do trộm cắp mà có nhưng không có sự hứa hẹn trước thì phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

“Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”