- Tôi và ba cháu ly hôn đã 5 năm, nay cháu được 5 tuổi. Hiện ba cháu đã định cư ở Mỹ hơn 3 năm và lập gia đình mới. Suốt mấy năm nay lúc gửi trợ cấp lúc không gửi tuỳ vào anh ấy, điều này làm tôi cảm thấy rất khó chịu và không công bằng cho con gái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cháu về lâu dài. Hơn nữa cháu sắp vào lớp 1.

Xin hỏi luật sư hiện giờ tôi muốn yêu cầu tăng trợ cấp, nhờ pháp luật đòi quyền lợi cho con gái tôi thì có giải quyết được không, khi ba cháu đang ở Mỹ còn mẹ con tôi ở Việt Nam?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 tại khoản 2 Điều 116 Mức cấp dưỡng:  Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 129 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

Như vậy, chồng cũ của bạn hiện đang định cư tại nước ngoài và bạn là người yêu cầu cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

 Về tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015  Khoản 5 Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

Điều 35 BLTTDS năm 2015 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Tại điểm c, khoản 1 Điều 37 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp cấp dưỡng mà chồng cũ của bạn đang định cư ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên bạn có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú để yêu cầu giải quyết việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con bạn.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Con được 10 tháng tuổi, anh ép tôi phải ly hôn

Con được 10 tháng tuổi, anh ép tôi phải ly hôn

Con được 10 tháng tuổi, tôi phát hiện anh ngoại tình nên hỏi chuyện. Anh liền về nhà ép tôi phải ký giấy ly hôn.

Nhà xây trên đất mẹ vợ, băn khoăn chia tài sản khi ly hôn

Nhà xây trên đất mẹ vợ, băn khoăn chia tài sản khi ly hôn

Gia đình em có mảnh đất của bà ngoại, nhưng trong thời gian bố mẹ chưa ly hôn thì cả hai cùng xây căn nhà lên, em nghe nói phần của ba em ít hơn của mẹ

Có điều kiện tốt, vợ được giành quyền nuôi con sau ly hôn

Có điều kiện tốt, vợ được giành quyền nuôi con sau ly hôn

Em và chồng chung sống được 5 năm, có một đứa con chung (năm nay được 4 tuổi). Nhưng do mâu thuẫn quá nhiều, nay không thể hàn gắn được nữa nên đưa ra quyết định ly hôn.