- Đây là một khối tài sản lớn, vợ chồng tôi và con trai tôi chỉ muốn cho riêng con gái. Hiện nay con tôi đã kết hôn việc nhận tài sản riêng như vậy có khó không?

TIN BÀI KHÁC:


Vợ chồng tôi chuẩn bị theo con trai lớn qua Mỹ định cư. Ở Việt Nam chúng tôi còn một cô con gái, năm nay cháu 24 tuổi. Cháu không có ý định đi định cư cùng chúng tôi, cháu đã kết hôn. Khi cháu kết hôn chúng tôi đã mua cho cháu nhà chung cư để ở, nhà này đứng tên chung 2 vợ chồng cháu.

Tới chúng tôi đi xa, có ý định cho con gái ngôi nhà của chúng tôi. Vì đây là một khối tài sản lớn, vợ chồng tôi và con trai tôi chỉ muốn cho riêng con gái. Hiện nay con tôi đã kết hôn việc nhận tài sản riêng như vậy có khó không? Thủ tục như nào? Có thể làm sao cho thủ tục đơn giản nhất, tôi cũng rất ngại con rể khi nói vấn đề này nên nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục đơn giản nhất. Động đến tài sản đôi khi sợ mất lòng con rể, sợ cháu nó lại buồn gia đình vợ. Câu hỏi của bạn đọc Trần Thanh Hoa.

{keywords}
Ảnh minh họa


Chào bạn Hoa!

Về tài sản thứ nhất:

Bạn cho con gái và chồng với tài sản là nhà chung cư và đứng tên chung 2 vợ chồng của thì theo quy định của Luật nếu không có thỏa thuận khác tài sản đó sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng con gái bạn.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Riêng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, nếu có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng thì chỉ là tài sản chung khi đôi bên có thỏa thuận. Những tài sản khác có tranh chấp mà các bên không chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung.

Về hình thức hiện tại cũng đứng tên cả vợ và chồng trong Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất. Bạn có thể tham khảo quy định tài sản chung trong Luật hôn nhân và gia đình:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Về tài sản thứ hai:

Về trường hợp quy định tài sản riêng của vợ chồng được Luật hôn nhân và Gia đình quy định tại Điều 43 cụ thể là:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân ; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Và tại Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng quy định:

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Vậy cách để xác định tài sản riêng thông thường:

+Cách một: Vợ chồng lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng, có cơ quan công chứng chứng nhận. Hồ sơ chứng nhận văn bản thỏa thuận tài sản riêng bao gồm: Văn bản thỏa thuận tài sản riêng, các giấy tờ hợp lệ về nhà đất, Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, Giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng.

+Cách hai: Chồng của con gái bạn làm Giấy cam kết, rằng căn nhà mà chị đứng tên là tài sản riêng của chị, được tặng cho từ bố mẹ đẻ riêng và ông chồng không có đóng góp công sức, tiền của gì cả và khẳng định chị có toàn quyền định đoạt về sau này. Trong giấy cam kết này do người chồng của con bạn viết, đánh máy và có xác nhận chữ ký tại UBND cấp xã nơi anh ấy cư trú.

Tuy nhiên cả hai cách trên đều có thể ảnh hưởng tới việc làm “mất lòng” con rể. Nhưng bạn có thể có cách thứ 3 như sau:

+ Cách ba: Vợ chồng bạn khi có các giấy tờ cho tặng con, con gái đứng tên một mình, trên cơ sở định cư nước ngoài nên vợ chồng bạn yêu cầu con gái đứng tên hộ. Đây là tài sản riêng của con gái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sau này khi bạn cần bán đi. Hơn nữa bạn nên đặt vấn đề với con rể rằng: Đây là tài sản của hai vợ chồng bạn và chỉ nhờ con gái đứng tên hộ do bạn có thể nhập quốc tịch nước ngoài. Điều này vừa giải quyết hài hòa mối quan hệ với con rể, vừa tạo ra pháp lý để đứng tên riêng mình con gái trong Giấy chứng nhận khi sang tên cho con gái bạn.

Mặt khác: ở góc độ pháp lý sau này nếu có rủi do xảy ra là vợ chồng con gái bạn ly hôn thì bạn cũng có đủ các giấy tờ cho tặng, xác định nguồn gốc là do vợ chồng bạn làm nên mà không có công đóng góp của con rể, các hoạt động tặng cho này được xác định bằng một thỏa thuận giữa vợ chồng bạn với con gái, các giấy tờ khác như là có thể yêu cầu con rể ký một thỏa thuận là tài sản riêng của vợ mà không bị mất lòng (Bố mẹ nhờ con gái đứng tên hộ).

Từ các phân tích trên và căn cứ theo Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thì: Việc thực hiện thủ tục xác định tài sản riêng ở trên của bạn cho con gái không có gì khó khăn nhiều. Để đảm bảo bạn có thể liên hệ với Luật sư để tư vấn cho bạn về nghiệp vụ cụ thể và các thao tác cần thiết về Luật. Điều này đảm bảo sự nhất quán trong cách làm và tạo ra sự an toàn cho tài sản riêng mà bạn cho con gái bạn.

Lưu ý: Các giấy tờ pháp lý khi cho tặng cần được chuẩn bị chặt chẽ hướng tới chứng cứ chứng minh đây là tài sản riêng của con gái bạn trong thời kỳ hôn nhân do cha mẹ để cho mà có. Các giấy tờ này có giá trị cao nếu xảy ra ly hôn giữa con gái bạn và con rể.

Tư vấn bởi Luật sư Vũ Ngọc Dũng – Giám đốc điều hành công ty Bắc Việt Luật. www.luathonnhan.net hoặc mail: lawyer.vu@bacvietluat.vn .