-Tôi là chủ ghe chở đá trọng tải 50 tấn, bị xà lan trọng tải 500 tấn va chạm làm ghe của tôi chìm và 3 người chết. Xin hỏi: đây là loại tai nạn thuộc dạng truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự?

TIN BÀI KHÁC

Khi tôi chưa  đồng ý làm đơn bãi nại thì bên chủ xà lan có được lấy phương tiện về nhà để hoạt động hay không?

Vấn đề bạn đọc Tarea nguyen tarea76@gmail.com vừa hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi va chạm xà lan và ghe đá làm 3 người chết có thể cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Bộ luật hình sự 

{keywords}
Lực lượng cứu hộ làm việc trong 1 vụ tai nạn đường thủy (ảnh minh họa)

Điều 212.

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Số: 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC 3. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 208 đến Điều 215 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

a) Làm chết từ ba người trở lên;

g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

Theo quy định tại Điều 74, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (BLTTHS) thì "vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội." Trong trường hợp của bạn, xà lan là công cụ phạm tội có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nên cơ quan điều tra có quyền giữ để phục vụ việc điều tra.

Về việc trả lại tài sản, tại khoản 3, Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 có quy định "Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án", do đó thời gian tạm giữ xà lan trong trường hợp của bạn sẽ do cơ quan điều tra xem xét và quyết định.

Đối với những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, việc gia đình người bị hại với người gây tai nạn có thỏa thuận bồi thường cho nhau, đó chỉ là về mặt dân sự và việc người bị hại gửi đơn xin không truy cứu trách nhiệm hình sự cho người gây tai nạn chỉ là tình tiết để cơ quan chức năng xem xét. 

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc