- Bác trai đứng tên làm giấy vay nhà em  500 triệu đồng, giờ bị bệnh và có thể không sống được bao lâu nữa. Gia đình bên đấy không hòa thuận, vợ con bác ấy buông xuôi khoản nợ.

TIN BÀI KHÁC

Nhà em gọi điện nhắc nhở, nhà bác ấy không ai trả lời. Luật sư tư vấn giúp cách xử lý với ạ!

{keywords}
Bác trai đứng tên làm giấy vay nhà em  500 triệu đồng (ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn

Thứ nhất : Về nghĩa vụ trả nợ vay.

Bộ luật Dân sự 2005 - Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo thông tin bạn nêu, người vay là bác bạn mà không phải là 2 vợ chồng bác. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Như vậy, nếu người chồng viết giấy vay và không có sự ủy quyền của người vợ và không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì trách nhiệm hoàn trả nợ vay do người  vay chịu trách nhiệm.

Thứ hai: Về thời hạn trả nợ vay

Thông tin bạn nêu không rõ hợp đồng vay có kỳ hạn hay không kỳ hạn. Nếu thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 477 Bộ Luật Dân sự có quy định như sau:

 “2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”.

Nếu hợp đồng vay không kỳ hạn thì bạn có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý. Việc báo trước một thời gian hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trả nợ. Pháp luật không quy định thời gian thông báo hợp lý là bao nhiêu ngày mà thời gian này phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng khoản vay và người vay cụ thể.

Nếu gia đình bạn chưa lấy được tiền gốc với tiền lãi nên bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc