Cách đây ít lâu, chúng tôi bắt gặp một người đàn ông mặc áo thân bệnh nhân, đứng thập thò ngoài cửa phòng của Trưởng phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy. Nét mặt lo âu, trên tay cầm tờ phiếu yêu cầu đóng tạm ứng viện phí.

Người đàn ông tên Hùng. Vợ anh không may mắc phải căn bệnh di truyền u sợi thần kinh, cần số tiền rất lớn để có thể cắt bỏ khối u nặng 10kg ở sau đùi phải. Nhưng điều kiện gia đình quá nghèo, chị phải cắn răng chịu đựng những lần khối u hành sốt, đau đớn đến không thể đi lại.

{keywords}
Th.S Lê Minh Hiển liên lạc với Khoa chị Tiên đang điều trị để bảo lãnh viện phí.

Th.S Lê Minh Hiển chia sẻ: “Sau khi biết được hoàn cảnh của chị Tiên, người đã phải nhiều năm chịu đựng cục bướu lớn hành hạ, chúng tôi đã làm cầu nối để chị được nhập viện điều trị. Tôi nghĩ rằng, có rất nhiều tấm lòng hảo tâm luôn yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Và cũng bởi các cô chú tin tưởng vào hoạt động của phòng CTXH, nên tôi mới dám “mạnh dạn” đứng ra bảo lãnh viện phí cho chị”.

Đây không phải lần đầu anh Hiển đứng ra bảo lãnh viện phí cho bệnh nhân. Suốt những năm qua, anh cùng với phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo dựng được vị trí nhất định trong lòng người bệnh và các nhà hảo tâm.

Nhân Ngày CTXH Việt Nam (25/3/2021), VietNamNet đã có buổi trò chuyện cùng Th.S Lê Minh Hiển.

PV: Trong những năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn từ các nhà từ thiện, anh hẳn sẽ rất tự hào về điều đó?

Th.S Lê Minh Hiển: Để có được kết quả vận động năm sau nhiều hơn năm trước, phòng CTXH luôn trăn trở phải làm gì, làm như thế nào để chúng ta tạo dựng được uy tín, sự tin tưởng đối với bệnh nhân, nhà hảo tâm, lãnh đạo bệnh viện và đồng nghiệp của mình., nhưng phải làm sao để chúng ta tạo dựng được uy tín, sự tin tưởng đối với bệnh nhân, nhà hảo tâm, lãnh đạo bệnh viện và đồng nghiệp của mình.

Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến Trung ương, có nhiều bệnh nhân và nhiều bệnh lý yêu cầu kỹ thuật cao nên sử dụng nguồn tiền rất lớn, vì vậy lượng kêu gọi cũng rất nhiều. Đó là điều đặc thù. Nên tôi nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là có bao nhiêu bệnh nhân được xuất viện.

{keywords}
Anh Hiển tặng quà trung thu cho bệnh nhi Khoa Phẫu thuật tim trẻ em.
{keywords}
Vị trưởng phòng trong màu áo xanh, "cháy" hết mình cùng bệnh nhân và thân nhân khi xem đội bóng đá Việt Nam thi đấu.

PV: Có một số nhận xét rằng, anh là một người rất tỉ mỉ và kỹ tính. Anh có đặt ra mục tiêu phải đạt được đối với mỗi một hoạt động khi bắt tay vào thực hiện không?

Th.S Lê Minh Hiển: Hiện tại, phòng chúng tôi đang có 20 chương trình hỗ trợ người bệnh và thân nhân. Lượng nhân sự cũng được chia thành từng nhóm nhỏ, phù hợp với tính cách của từng người.

Tôi không đặt ra kỳ vọng quy trình phải hoàn hảo ngay từ đầu, mà khi vận hành sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. Ban đầu lên kế hoạch, đưa ra các tình huống 1,2,3... có thể xảy ra. Tuy nhiên, có thể phương án dự trù lại không nằm trong các tình huống thực tế, chúng tôi sẽ phải cập nhật, thay đổi đến khi tương đối ổn định thì mới bắt đầu ban hành nó.

Với hướng đi như thế, trong 6 năm nay, mọi hoạt động đều ổn, tôi luôn tự hào về các đồng nghiệp. Mọi kết quả, thành tựu ngày hôm này đều có sự hi sinh rất lớn của các bạn.

PV: Ngoài hỗ trợ viện phí, phòng CTXH Bệnh viện Chợ rẫy cũng đã can thiệp, giúp đỡ để người bệnh được Bảo hiểm y tế chi trả hàng tỉ đồng?

Th.S Lê Minh Hiển: Đúng vậy. Ngay trong năm ngoái chúng tôi có 2 bệnh nhân đã được bảo hiểm y tế chi trả hàng tỉ đồng. Đó là 2 bệnh nhân cùng mắc bệnh Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền). Một căn bệnh mãn tính với chi phí điều trị rất cao.

Đối với trường hợp của Danh Văn, bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, đã cùng chi trả số tiền vượt quá 6 tháng lương cơ sở trong vòng 1 năm. Vì vậy, chúng tôi đã hướng dẫn, hỗ trợ để gia đình làm “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”. Vì thế, toàn bộ số tiền viện phí hơn 11 tỉ đồng sau đó đều được bảo hiểm chi trả.

Còn với Vĩnh Châu, chúng tôi cũng giúp đỡ bằng cách hướng dẫn và can thiệp với địa phương để gia đình được cấp bảo hiểm bảo trợ cho Châu. Có bảo hiểm này thì gia đình em ấy cũng không phải đóng chi phí đồng chi trả lên tới hàng tỉ đồng nữa.

{keywords}
Ấm áp những nụ cười trong chuyến đi khám sàng lọc tim bẩm sinh năm 2019.

PV: Như vậy, người làm CTXH còn phải rất am hiểu Luật Bảo hiểm y tế?

Th.S Lê Minh Hiển: Tôi nghĩ rằng, để có thể giúp đỡ cho người bệnh, những người làm CTXH luôn phải đặt mình vào vị trí của người bệnh, thấu cảm với hoàn cảnh của họ. Đồng thời phải liên tục cập nhật Luật Bảo hiểm y tế, các thông tin, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà có lợi cho người bệnh, để vận hành vào trong quá trình làm việc. Có như vậy thì hoạt động của phòng ngày hôm nay mới tốt hơn ngày hôm qua.

PV: Có thể thấy rằng anh cùng đồng nghiệp đã rất vất vả để tạo dựng được niềm tin cho Phòng CTXH như hiện tại?

Th.S Lê Minh Hiển: Thời điểm mới thành lập phòng, chúng tôi gặp vô vàn khó khăn, bởi đây là một hoạt động rất mới. Chúng tôi đã trải qua nhiều đêm thức cùng người bệnh ở Khoa Khám bệnh để tìm hiểu về quy trình, tâm tư của các cô, bác về hoạt động khám bệnh. Ngoài việc tiếp thu ý kiến về những vướng mắc, khó khăn của người bệnh, chúng tôi còn tìm hiểu về cách mà bọn “cò” trà trộn vào như thế nào.

Sau mỗi trải nghiệm thực tế, chúng tôi lại ngồi xuống cùng trao đổi, bàn bạc, kết hợp với các phòng, ban, dưới sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn lúc bấy giờ, thì một loạt các hoạt động ở phòng khám được cải tiến, chỉnh sửa, một số quy trình ở phòng khám được nâng lên.

Với phương châm là xây dựng một bệnh viện nghĩa tình, Bệnh viện Chợ Rẫy hướng đến mục tiêu người bệnh là trung tâm. Chúng tôi đã có những chương trình, hoạt động để người bệnh ở địa phương thì được giúp, mà người bệnh đến bệnh viện Chợ Rẫy cũng đỡ vất vả. Niềm tin đã được được xây dựng trong quãng thời gian dài hoạt động.

{keywords}
Th.S Lê Minh Hiển sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm đã đúc kết được trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện đến các bệnh viện địa phương.

PV: Sau nhiều năm hoạt động CTXH, còn điều gì khiến anh trăn trở? 

Th.S Lê Minh Hiển: Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy rằng hiện nay có rất nhiều cô bác còn chưa quan tâm đến sức khỏe của mình, chưa tham gia bảo hiểm y tế. Sẽ là một sự thiệt thòi rất lớn nếu không may bệnh tật ập đến, các cô bác sẽ không kịp trở tay.

Tôi luôn hi vọng hoạt động CTXH ở bệnh viện sẽ được triển khai rộng rãi, để người bệnh ở bệnh viện tuyến trước cũng được chia sẻ những khó khăn. Bên cạnh đó, tôi cũng mong sớm có thể phối hợp các phòng CTXH ở bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến Trung ương.

Bệnh nhân được chuyển đến với chúng tôi có đính kèm tư liệu ở những bệnh viện tuyến trước, và khi bệnh nhân được xuất viện, chúng tôi có thể chuyển thông tin ngược trở lại. Như vậy, hồ sơ quản lý được bổ sung dày hơn, đồng thời quá trình triển khai công việc cũng thuận lợi hơn.

Chân thành cảm ơn anh!

Khánh Hòa

Ba anh em nức nở cầu xin 70 triệu đồng cứu mẹ

Ba anh em nức nở cầu xin 70 triệu đồng cứu mẹ

Người phụ nữ trẻ gặp chúng tôi chỉ biết khóc nức nở, mẹ của chị không may lâm trọng bệnh, cần số tiền lên đến 100 triệu đồng. Điều kiện kinh tế của 3 anh em quá bi đát, chạy vạy mãi cũng chỉ được hơn 30 triệu đồng.