Sáng ngày 30/9, 28 bệnh nhân từ nhiều khoa của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã bình phục được các tình nguyện viên đưa xuống sảnh, chờ sắp xếp xe và đưa về tận nhà. Phần lớn các bệnh nhân là người cao tuổi, vẫn phải ngồi xe lăn hoặc có người dìu đỡ. Dù vậy, ai cũng bày tỏ sự vui mừng trong ngày được xuất viện.

{keywords}
 28 bệnh nhân được xuất viện trong ngày cuối cùng của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Trong lúc chờ các tình nguyện viên điểm danh và sắp xếp “hành khách” để thuận lộ trình, một số bệnh nhân lớn tuổi sốt sắng hỏi thăm giờ về. Một vài người lại tranh thủ trò chuyện cùng tình nguyện viên, những người trước đó đã chăm sóc họ.

Những cái nắm tay thân tình, những nụ cười thường trực và những lời cảm ơn chân thành được trao gửi đến lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên và cả những cán bộ công tác xã hội. Không chỉ tận tâm trong lúc chữa trị bệnh, mà ngay cả khi họ được xuất viện, về nhà.

{keywords}

 

{keywords}
Cán bộ phòng CTXH lấy thông tin địa chỉ của bệnh nhân được xuất viện để sắp xếp xe theo lộ trình.

Th.S Lê Minh Hiển cho biết, thời điểm ban đầu bệnh nhân mới xuất viện, họ gặp khó khăn bởi thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Vì vậy, đội ngũ công tác xã hội (CTXH) đã liên hệ với nhiều đối tác, đơn vị có xe, những cá nhân, tập thể có tinh thần thiện nguyện để nhờ trợ giúp.

Suốt thời gian Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tiễn bệnh nhân xuất viện, luôn có những chuyến xe tình nguyện chờ sẵn, cùng với những anh, chị tài xế thân thiện, nhiệt tình. “Tính từ ngày 31/7 đến nay, đã có 1.110 bệnh nhân nặng bình phục được hỗ trợ xe đưa về tận nhà. Ngày nhiều nhất có tới 35 bệnh nhân”, anh Hiển cho biết thêm.

{keywords}
 
{keywords}
Ai cũng hào hứng, lạc quan trong ngày được xuất viện.

Đối với những ca F0 nặng, đa phần là người lớn tuổi hoặc có bệnh nền. Có người chẳng thể nhớ nổi địa chỉ nhà, có người lại ở tận sâu trong hẻm, xe chẳng thể đưa tới, nhưng các “tài xế 0 đồng” cùng đội ngũ cán bộ CTXH đã tìm mọi cách để khắc phục. Khó khăn và đau lòng hơn trong một số nhỏ trường hợp bệnh nhân xuất viện nhưng bị chính người thân của mình từ chối tiếp nhận. Lúc này, phòng XTCH buộc phải tìm thêm sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

Anh Hiển cũng không kìm được xúc động khi chia sẻ về hoạt động của phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian vừa qua. “Đúng như Giám đốc Bệnh viện đã nói, mọi người phải làm việc gấp 4-5 lần so với ngày thường. Dịch bệnh cũng là cuộc chiến mà chúng ta phải cố gắng hết sức. Điều tôi tự hào là đồng nghiệp của tôi đã không quản ngày đêm, lấy hiệu quả công việc, để người bệnh được xuất viện là mục tiêu hàng đầu”.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Tình nguyện viên và cán bộ CTXH hỗ trợ các cụ lớn tuổi ra xe, kết thúc đợt hỗ trợ phương tiện dành cho bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19.

Kể từ khi Bệnh viện Hồi sức Covid-19 thành lập, các cán bộ phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy phải tăng cường thêm khối lượng công việc ở 2 nơi. Có những buổi tối họ vẫn tranh thủ cùng nhau họp bàn để chuẩn bị cho công việc ngày mai, thậm chí là cả tuần sau. Bởi công việc của họ không chỉ là tiếp cận để hỗ trợ cho người bệnh mà còn cả việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ y tế đang tham gia tuyến đầu phòng, chống Covid-19.

“Tuy không làm được việc lớn lao như các anh chị đang ở đầu "chiến tuyến" nhưng chúng tôi tự hào lắm khi được khoác lên mình tấm áo màu xanh. Đó là màu của hi vọng, của sự sống mà những đồng nghiệp đang chiến đấu để giành được”, anh Hiển bày tỏ.

Khánh Hòa

Bà Lê Thị Vốn được bạn đọc ủng hộ hơn 40 triệu đồng

Bà Lê Thị Vốn được bạn đọc ủng hộ hơn 40 triệu đồng

Chị Lê Thị Kim Huỳnh xúc động: "Nhờ số tiền do các nhà hảo tâm giúp đỡ, mẹ tôi mới có thể tiếp tục được ở lại bệnh viện điều trị".