-Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng hình sự?

TIN BÀI KHÁC

       
Vấn đề bạn đọc Trần Văn Cường (Binh chủng Pháo binh) vừa hỏi, Thẩm phán Hoàng Đạt Nam- Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội trả lời:

{keywords}
Công an thực hiện lệnh khám chỗ ở (ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự, thì việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định như sau:

1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.

5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc