-Tôi nộp hồ sơ vay gói 30.000 tỷ để mua nhà ở thương mại. Cán bộ “1 cửa” nói tôi không đủ điều kiện vì có tên trên hộ khẩu với gia đình. Những người đứng tên trên hộ khẩu đều có quyền sở hữu nhà; để xác nhận thì tôi  phải tách khẩu.

TIN BÀI KHÁC

 
Vậy xin hỏi:
- Có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này?
 -Những vướng mắc  khi vay 30.000 tỷ  mua nhà, tổ chức nào hỗ trợ  nhanh và tốt nhất?

{keywords}
Người lao động rất muốn vay tiền hiện thực hóa giấc mơ có nhà ở

Luật sư tư vấn

Nghị quyết số 61/NQ – CP ngày 21/8/2014 sửa đổi bổ sung Nghị quyết 02/2013 tại điều 1 sửa đổi thời gian hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân vay là 15 năm khi vay vốn để mua nhà ở thương mại.

Bổ sung đối tượng được vay vốn là cán bộ công chức,công nhân, người lao động,lực lượng vũ trang có thu nhập thấp khó khăn về nhà ở khi mua nhà thương mại tại các dự án phát triển nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng giá trị hợp đồng mua bán không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;

Thông tư 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 về cho vay hỗ trợ nhà ở

Điều 3. Điều kiện cho vay. 1. Đối với khách hàng cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại:

a) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư;

b) Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013; hoặc có mục đích vay vốn để trả các khoản tiền chưa thanh toán với chủ đầu tư phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;

c) Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;

d) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Thông tư  17/2014/TT- BXD sửa đổi Thông tư 07/2013/TT-BXD và Thông tư 18/2013 - Điều 1 mục 5:

4. Điều kiện được vay vốn để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng;

a) Đối tượng được vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể là:

+ Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m² sử dụng/người;

+ Có nhà ở riêng lẻ, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m² sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chưa có nhà ở nhưng có đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và diện tích đất ở đó nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đối tượng được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó (có thể không liên tục) và có giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm. Trường hợp đối tượng làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương nơi có dự án mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi công ty có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì cũng được áp dụng quy định tại Điểm này nhưng phải có giấy xác nhận của công ty về việc đóng bảo hiểm.

- Có hợp đồng mua nhà ở thương mại đã ký với chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Xác nhận điều kiện được vay:

- Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng: Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (xã) nơi hộ gia đình đang sinh sống và đăng ký thường trú hoặc tạm trú về thực trạng nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này), người đứng tên vay vốn chỉ được xác nhận một lần và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình.

c) Mỗi hộ gia đình chỉ được vay một lần hỗ trợ nhà ở theo quy định của Thông tư này. Trường hợp con, cháu của chủ hộ đã lập gia đình (có Giấy chứng nhận kết hôn) và trường hợp ở nhờ nhưng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú cùng với chủ hộ thì được coi là hộ gia đình độc lập và thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì nếu bạn là người lao đông thì phải có xác nhận của UBND xã phường về thực trạng nhà ở. Mỗi hộ gia đình chỉ được vay 1 lần hỗ trợ nhà ở. Trường hợp con cháu chủ hộ đã lập gia đình có giấy chứng nhận kết hôn thì được coi là hộ độc lập và thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc