- Những chiếc xe máy chất đầy hành lý lặc lè “hành quân” về Thủ đô, những đứa trẻ ngồi sau lọt thỏm giữa đống đồ đạc.

Chiều 14/2, trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết dài, rất đông người dân từ khắp các tỉnh thành chọn đi xe máy chứ không đi ô tô. Có những người từ miền Trung cũng vượt đường xa bằng xe máy vì sợ nhồi nhét. 

Chiếc xe nào cũng lỉnh kỉnh hành lý trước sau. Nhiều em bé ngồi giữa lọt thỏm giữa đống đồ đạc.

Anh Nam, lái xe ô tô riêng từ Hà Tĩnh ra Hà Nội cho biết, suốt đường đi, anh gặp nhiều cảnh mẹ ôm con phía trước, phía sau lủng lẳng đủ thứ và còn khoác thêm 1 ba lô như có thể rơi lại phía sau bất cứ lúc nào.

"Tôi đi phía sau nhiều phen thót tim vì lỉnh kỉnh nhiều đồ vậy rất dễ va chạm, gây tai nạn", anh Nam kể.

{keywords}

{keywords}
Quốc lộ 1 (cũ) đoạn qua thị trấn Thường Tín, hướng về Hà Nội kín đặc xe máy của người dân từ các tỉnh thành trở về Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết

{keywords}


{keywords}
Người dân chất đầy đồ trên xe máy.

{keywords}

{keywords}
Nhiều em bé ngồi trên xe giữa đống đồ đạc lủng lẳng.

{keywords}
Người dân mệt mỏi vì tắc đường kéo dài ở tất cả các cửa ngõ dần về Hà Nội.

Bến xe đông nghịt, khách tăng 70%

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó giám đốc Xí nghiệp quản lý bến xe Mỹ Đình cho biết: Lượng khách từ các tỉnh dồn về Hà Nội bắt đầu đông dần từ chiều 13/2 nhưng đông nhất là hôm nay.

Tại bến xe Mỹ Đình, ước tính lượng hành khách tăng từ 50 -70 % so với ngày thường.

{keywords}
 Khách đổ về bến xe Giáp Bát trưa 14/2

{keywords}
Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc đón xe buýt

{keywords}
Bến xe Mỹ Đình là điểm ‘nóng’ nhất với lượng hành khách dự kiến tăng vọt 50-70% so với ngày thường

{keywords}
Người dân xuống bến Mỹ Đình rồi tỏa đi khắp các phố.

{keywords}
Ngày 14/2, các bến xe ở Hà Nội hoạt động hết công suất

Tại TP.HCM:

Chiều tối 14/2, tức mùng 7 Tết, lượng người từ các tỉnh thành đổ về TP.HCM sau kỳ nghỉ ngày càng đông.

Ghi nhận tại tuyến cửa ngõ phía Tây TP.HCM, trên tuyến quốc lộ 1A thời điểm chiều tối 14/2 kẹt cứng phương tiện. Đoạn tuyến QL1 qua huyện Bình Chánh và Q.Bình Tân bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

{keywords}
Cảnh nhồi nhét trên một chiếu xe giường nằm (khách nằm, ngồi trên sàn xe) tuyến Châu Đốc - Sài Gòn ngày mùng 5 Tết. 

Với phương tiện ô tô, dịp này các nhà xe tăng giá vé khoảng 60% so với ngày thường.

Gia đình chị Thu gồm vợ chồng và 2 con, di chuyển trên xe khách của nhà xe V.A từ Tiền Giang về bến xe miền Tây đã phải mua ve 70 ngàn đồng/người. Trong khi giá niêm yết của nhà xe này là 40 ngàn đồng/người.

Chị Thu cũng kể, xe mà gia đình chị di chuyển về TP.HCM là xe 29 chỗ nhưng có lúc bị nhồi nhét lên đến 40 người.

{keywords}
Các xe ô tô khách đón trả khách bát nháo trên đường

“Nhiều hành khách có phản ứng nhưng lơ xe quát nạt, đã thu tiền khi vừa lên xe. Nếu không chịu đi thì họ yêu cầu xuống, lúc đó mất tiền ráng chịu. Vì dịp Tết, đón xe khó khăn nên ai cũng chấp nhận chịu đựng, chỉ tội cho mấy đứa nhỏ”, Chị Thu nói.

Riêng tuyến cửa ngõ phía Đông Bắc và phía Bắc đổ về TP.HCM tình trạng tắc nghẽn giao thông chỉ xảy ra tại cổng vào của bến xe miền Đông.

{keywords}
Cận cảnh dòng người nhích từng mét trên QL1A, đoạn qua huyện Bình Chánh, TPHCM
{keywords}

Cửa ngõ từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM đông đặc xe gắn máy

{keywords}

Cổng vào bến xe miền Đông, đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh kẹt cứng bởi các ô tô khách vào bến, chiều 14/2

{keywords}
Phía Nam TPHCM, đoạn trước khu Suối Tiên, quận 9, đoàn người kéo về TPHCM cũng chậm chạm di chuyển vì lượng xe quá đông

Một người có trách nhiệm tại bến xe miền Đông cho hay, tình trạng ùn ứ xe trong bến dịp sau Tết thì không xảy ra. Bởi lẽ nhiều xe khi vừa vào bến đã nhanh chóng trả khách rồi quay đầu, chấp nhận chạy “xe không” về để chạy đua chuyến tiếp theo.

Theo ghi nhận, hầu hết các nhà xe ra vào bến xe miền Đông, giá vé tăng 55% - 60% so với ngày thường.

Phạm Hải – Gia Văn – Hoàng Sang - Anh Sinh