- Vụ tranh chấp dân sự thửa đất 13m2 có địa chỉ 589 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) kéo dài từ năm 1976; bản án phúc thẩm cuối cùng có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội đã được thi hành án gần một năm, thế nhưng VKSND tối cao vẫn ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm trong sự ngỡ ngàng của đương sự. Điều đáng nói là Kháng nghị này chưa thấu lý và không hợp tình!

Bị Kháng nghị giám đốc thẩm sau 1 năm thi hành án

Ngày 01/3/2014, Báo VietNamNet đã đăng tải bài viết “Một bản án vội vàng của TAND quận Tây Hồ?” phản ánh đơn thư ông Trần Sâm (SN 1969; HKTT tại số 589 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) bức xúc khi trở thành bị đơn trong vụ “Tranh chấp đòi nhà đất cho thuê, cho ở nhờ”.

{keywords}
Hiện trạng thửa đất tranh chấp trước khi chưa sửa chữa.

Ngay sau thời điểm bài báo được đăng tải, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm. Bản án dân sự phúc thẩm số 74/2014/DSPT ngày 07 và 14/4/2014 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 08 của TAND quận Tây Hồ buộc bị đơn phải thanh toán số tiền tương đương 13m2 cho nguyên đơn để tiếp tục được sở hữu, sử dụng nhà đất do không còn nơi ở nào khác.

Bản án có hiệu lực pháp lý, ông Sâm và hai em gái đã thi hành bản án và nộp số tiền 1,3 tỷ đồng (tương đương với giá trị diện tích đất 13m2 cho bên nguyên đơn theo kết quả định giá tài sản trong vụ án)

{keywords}
Ngôi nhà ở thời điểm hiện tại "trội" hơn 07m2 do gia đình ông Sâm cơi nới trong quá trình sử dụng hơn 40 năm.

Tuy nhiên, ngày 21/4/2015, gia đình ông Sâm bất ngờ nhận được Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/2015/KN-DS của VKSNDTC kháng nghị hủy bản án phúc thẩm nêu trên của TAND thành phố Hà Nội để giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ; mặc dù bản án đã có hiệu lực và đã được thi hành. Một lần nữa, gia đình ông Sâm lại đối mặt với hoàn cảnh không có chỗ ở.

Theo diễn biến vụ việc: thửa đất có tranh chấp gia đình ông Sâm đã sinh sống qua ba đời có nguồn gốc là cửa hàng buôn bán nhỏ của cụ Vũ Thị Bé (chồng là Vũ Duy Tốn). Cụ Bé cho ông nội ông Sâm là cụ Trần Văn Đán thuê ngày 26/9/1966 với diện tích 13m2 để làm nơi ở.

Năm 1976, cụ Bé có khởi kiện đòi nhà nhưng bản án dân sự số 429/DSPT ngày 23/10/1976 của TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện do gia đình cụ Bé vẫn có nhà đất rộng rãi để ở, theo tinh thần thực hiện ổn định chính sách về nhà cửa tại Thủ đô cho bên thuê nhà. Từ đó tới nay, gia đình ông Sâm tiếp tục sinh sống ổn định, lâu dài trên thửa đất này.

Sau gần 50 năm, theo quy định mới về việc không áp dụng thời hiệu về tranh chấp đất đai (Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011) nên các thừa kế của cụ Vũ Thị Bé (do bà Vũ Thị Nguyệt Thu làm đại diện) đã khởi kiện đòi nhà đối với bố ông Sâm – Trần Văn Sách. Quá trình giải quyết vụ án, không may bố ông Sâm qua đời nên ông Sâm và hai em gái kế thừa tham gia tố tụng, trở thành bị đơn trong vụ kiện.

Trải qua gần 50 năm, những tưởng sự việc đã được giải quyết, nhất là khi ông Sâm đã trực tiếp thi hành án, tuy nhiên, một lần nữa, cuộc sống của gia đình ông Sâm lại có nguy cơ đảo lộn sau khi VKSNDTC có Kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm của TAND TP. Hà Nội, giữ nguyên hiệu lực của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ!?

Kháng nghị Giám đốc thẩm căn cứ một chiều?

Theo ông Sâm: Kháng nghị của VKS NDTC không căn cứ trên những tài liệu pháp lý mà gia đình ông cung cấp cho các cấp tòa, chỉ căn cứ một chiều từ phía nguyên đơn.

Những căn cứ pháp lý này đã được TAND thành phố Hà Nội nêu rõ làm cơ sở để ra bản án phúc thẩm và đã được bị đơn thi hành án từ gần một năm trước (ngày 26/9/2014).

Căn cứ quan trọng trong vụ kiện này là hợp đồng thuê nhà năm 1966 ký giữa cụ Trần Văn Đán (ông nội ông Sâm) và cụ Vũ Thị Bé (mẹ nguyên đơn – bà Nguyệt Thu). Hợp đồng này đã được ký và có xác nhận tại Phòng quản lý nhà đất khu phố Ba Đình, phù hợp lời khai của cụ Bé tại Biên bản giải quyết việc đòi lại nhà số 115 khối Bưởi của Phòng quản lý công trình công cộng – UBHC khu Ba Đình vào năm 1974 đều xác định phần diện tích nhà đất thực tế đem cho thuê tại thời điểm cho cụ Trần Văn Đán thuê chỉ có 13m2.

Ông Sâm cho biết, trong quá trình xét xử sơ thẩm, TAND quận Tây Hồ đã không thu thập chứng cứ từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác định rõ diện tích ban đầu 13m2 cho thuê từ đời ông cha, nay là 20m2 do đâu mà mặc nhiên cho rằng diện tích cho thuê là 20m2 đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đã tôn tạo, cơi nới, mở rộng thêm 7m2, không thuộc diện tích cho thuê của mẹ nguyên đơn.

“Việc nguyên đơn kiện đòi lại 20m2 nhưng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào chứng minh cho phần diện tích chênh lệch hơn 7m2 là của bố mẹ nguyên đơn thì không thể kiện đòi lại 13m2 được. Việc TAND quận Tây Hồ chấp nhận trả cả 7m2 của chúng tôi tôn tạo, cơi nới, mở rộng là phí lý”.

Không đồng tình với Kháng nghị giám đốc thẩm của VKSNDTC, gia đình ông Sâm đã có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới Chánh án TANDTC.

Thái Bình