- "Khi lên bờ, tôi nhìn thấy trực thăng của địch đã thả thang xuống tìm cách giải cứu tên phi công. Tôi dùng tiểu liên bắn rơi súng của giặc lái rồi cầm mái chèo đánh mạnh vào kẻ địch làm rơi máy thu phát tín hiệu. Sau đó tôi ập vào khống chế được”, cựu binh già kể với đôi mắt rực sáng. 

Hiến quan tài lát đường xe vượt hố bom ra trận

Khu 4 cũ những năm chiến tranh phá hoại trở thành ‘túi bom’ của kẻ thù. Con đường huyết mạch bị bom đạn rải thảm. Nhưng giữa bao mồ hôi, nước mắt, máu xương và vô vàn sự hi sinh, mạch máu vận chuyển Bắc Nam vẫn không ngừng lại. 

Xe qua ‘tọa độ lửa’

Tháng 8/1964 khi Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, Vinh – Bến Thủy trở thành trọng điểm bắn phá ác liệt nhất. Đặc biệt, khu vực Bến Thủy trở thành túi bom do có vị trí giao thông rất quan trọng.

Lịch sử đảng bộ phường Bến Thủy (TP. Vinh) hiện nay vẫn giành rất nhiều trang để nói về những ngày đau thương nhưng bất khuất ấy. Đảm bảo cho xe qua cầu, qua phà là sứ mệnh nhưng cũng là niềm tự hào của các đơn vị chủ lực, thanh niên xung phong và dân quân tự vệ ở đây.

{keywords}
 

Phà Bến Thủy chở xe qua sông Lam. Trong những năm chiến tranh phá hoại, nơi đây được ví là ‘túi bom’, trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ. (Ảnh: Bảo tàng Quân khu 4).

{keywords}

Bo Mỹ cày nát nhà dân ở Nam Đàn, Nghệ An. (Ảnh: Bảo tàng QK4).
 

“Những mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ gồm kho xăng dầu, nhà máy điện Vinh và phà Bến Thủy. Mỗi lần mang bom đi rải miền Bắc, máy bay Mỹ đều ‘ưu ái’ trút bom xuống khu vực này. Vì thế Bến Thủy được ví như túi bom, là ngã ba lửa!”, ông Phan Thanh Hùng, phó bí thư phường Bến Thủy kể lại.

Các nhân chứng sống của giai đoạn ấy vẫn chưa quên được những ngày đầy khói lửa bên sông Lam.

Đó là ‘mẹ nuôi’ Hoàng Thị Liên, người phụ trách nhà ăn ở ngã ba Bến Thủy suốt những năm chiến tranh phá hoại, một trong hai cá nhân ở đây đã được phong anh hùng; là cựu binh cụt chân Trần Ngọc Thái, giữa đêm một mình bơi qua sông Lam bắt sống giặc lái Mỹ...

“Phà Bến Thủy giữa các trận mưa bom vẫn đảm bảo thông tuyến, xe ta thần tốc vượt sông cả ngày lẫn đêm. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong và tự vệ giao thông vừa bám đường, lấp hố bom, vừa làm ‘cọc tiêu sống’ cho xe qua.

Tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 4 vẫn còn lưu giữ những hình ảnh xúc động về những ngày đó. Như bức ảnh tự vệ giao thông Ngô Thị Mai, giữa đêm vẫy cờ làm cọc tiêu sống dẫn đoàn xe qua phà Bến Thủy”, Đại úy Nguyễn Hữu Hoành, trợ lý phòng trưng bày bảo tàng Quân khu 4 cho biết.

Chính nhờ sự dũng cảm, mưu trí của quân và dân bám trụ tại Bến Thủy mà con đường huyết mạch chi viện miền Nam vẫn được thông suốt, xe ta ra trận thần tốc...

“Sóng rẽ nước ra - con phà sang

Khoan thai trong tiếng hát sông Lam

Người xe ra trận như nước cuốn

Cuồn cuộn mà không chút vội vàng”

(Qua phà Bến Thủy, 1973, Nguyễn Duy)

Bơi sông bắt sống giặc lái Mỹ

71 tuổi, cựu binh cụt một chân Trần Ngọc Thái (khối 10, phường Bến Thủy) vẫn còn kể vanh vách đến chi tiết những ngày dân quân địa phương bám cầu bám phà chống bom Mỹ phá hoại.

‘Kỷ niệm’ theo mãi với ông đó chính là lúc giáp lá cà một giặc lái giữa đêm, ông đã khống chế và bắt sống phi công Mỹ này.

Đó là đêm 6/9/1968 khi chàng dân quân Trần Ngọc Thái mới 24 tuổi, đang trực chống bão lụt ở đê Cụt. Máy bay Mỹ rải bom ác liệt trên phà, quân ta cũng liên tục giáng trả.

{keywords}
Cựu binh Trần Ngọc Thái (bên trái) đang vẽ lại khu vực trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ ở Bến Thủy. Ông là người đã bắt sống một trung tá phi công Mỹ.

“Lúc ấy, một chiếc máy bay phản lực trúng đạn bốc cháy và rơi xuống bên Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), phi công nhảy dù thoát ra ngoài. Tôi lập tức bơi qua sông Lam”, ông Thái kể, lúc ấy khoảng 9h đêm, nước sông Lam mùa lũ cuộn xiết.

"Khi lên bờ, tôi nhìn thấy trực thăng của địch đã thả thang xuống tìm cách giải cứu tên phi công. Tôi dùng tiểu liên bắn rơi súng của giặc lái rồi cầm mái chèo đánh mạnh vào kẻ địch làm rơi máy thu phát tín hiệu. Sau đó tôi ập vào khống chế được”, cựu binh già kể với đôi mắt rực sáng. 

Ông liên tục giải thích ‘ngày đó Bến Thủy bị ném bom rát lắm. Dân quân, thanh niên xung phong phải khổ cực để bám sông, đảm bảo giao thông trên tuyến phà huyết mạch”.

Quân dân ở Bến Thủy đều căm thù những máy bay Mỹ rải bom xuống như điên cuồng. Do đó, việc bắn rơi phản lực và bắt sống phi công khiến ông có những phấn khích. “Đêm đó tôi bàn giao địch cho Phà 33 rồi về đê Cụt trực lũ”, ông kể.

Hai năm sau, Trần Ngọc Thái gia nhập quân đội, trực tiếp cầm súng chống giặc và tham gia vào chiến dịch đường 9. Ông bị mảnh đạn găm vào chân khi đang chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị) và phải cắt mất bắp chân phải. 

Những ngày tháng hành quân ra trận thần tốc trong không khí rực lửa, sục sôi ấy ông chẳng thể nào quên...

Cao Thái (còn nữa)