- Trải qua 4 ngày kể từ khi 2 chiếc máy bay quân sự mất tích, một số lần chỉ huy cuộc tìm kiếm quy mô đã thông tin... chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Và những diễn biến tại hiện trường trở về cho biết, 2 máy bay đã vỡ thành nhiều mảnh và tình huống xấu nhất của 2 phi công là khả năng khó tránh khỏi.

Tàu quét đáy biển tìm 2 máy bay Su-22 mất tích

Ba tàu của Hải Quân có thiết bị quét kim loại bằng sóng siêu âm đang hoạt động tại tọa độ được xác định là điểm rơi của 2 máy bay Su - 22M4 gặp nạn.

2 máy bay rơi: thiệt hại vô cùng lớn!

Kết thúc cuộc tìm kiếm ngày thứ 4, khi vừa trở về từ trung tâm chỉ huy tại hiện trường, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó Tư lệnh quân chủng Phòng không – Không quân xác nhận, trong ngày đã tìm thấy những mảnh vỡ buồng lái còn dính dây điện, các thiết bị của máy bay.

{keywords}

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, hiện là chỉ huy trực tiếp cuộc tìm kiếm.

Mảnh vỡ này đã được các đặc công người nhái tìm thấy ở độ sâu khoảng 32m, vào chiều 19/4. Cũng theo Thiếu tướng Tuấn, trong những ngày qua đã tìm thấy được nhiều mảnh vỡ như: khung kính máy bay, phần đuôi, các thùng dầu, mảnh vỡ buồng lái… được xác định là của máy bay cường kích Su – 22M4 mang số hiệu 5863 do phi công, đại úy Nguyễn Anh Tú cầm lái.

“Chúng tôi đã xác định được vị trí của 2 máy bay gặp nạn, rơi xuống biển và dùng phao để đánh dấu… Tuy nhiên, ưu tiên hơn hết là phải tìm kiếm người”, Thiếu tướng Tuấn, chỉ huy trực tiếp tại hiện trường khẳng định.

Theo nguồn thông tin từ quân chủng Phòng không – Không quân thì vụ rơi 2 máy bay cường kích Su – 22M4 vào trưa 16/4 đã gây thiệt hại lớn cho quân đội.

Ngoài thiệt hại về 2 phi công giỏi, đến nay, có thể khẳng định được 2 máy bay hiện đại nói trên có mang theo nhiều loại vũ khí hạng nặng.

{keywords}

Máy bay Su – 22 của Không quân Việt Nam - (Ảnh minh họa)

Trải qua 4 ngày tìm kiếm, hiện trung tâm chỉ huy chính được thiết lập tại đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Riêng tại hiện trường cuộc tìm kiếm, tàu Kiểm ngư 782 được thiết lập là sở chỉ huy, có Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn và các lãnh đạo ứng trực tại đây để kịp thời chỉ đạo trực tiếp các lực lượng.

Kể từ ngày thứ 5 của cuộc tìm kiếm quy mô này, lực lượng không quân sẽ không điều động máy bay các loại đi từ sân bay Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận) mà sẽ cố định tại đảo Phú Quý để phục vụ công việc linh hoạt và thuận lợi hơn.

Máy bay Su 22 gặp nạn: Các anh đều là phi công giỏi

Kể từ khi hai chiếc Su 22M4 do hai phi công có nhiều kinh nghiệm bay gặp sự cố trên biển, không khí làm việc ở Trung đoàn Không quân 937 càng tất bật, khẩn trương. 

Vớt được kính buồng lái, mảnh vỡ máy bay Su-22

Theo dự kiến, các mảnh của máy bay Su - 22 nếu được trục vớt sẽ đưa vào bờ của đảo Phú Quý rồi tiếp tục chuyển về đất liền để phục vụ công tác khám nghiệm.

Cuộc tìm kiếm đang diễn ra như thế nào?

Theo Trung tá Nguyễn Trường Thanh – đồn phó nghiệp vụ đồn biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, thông tin 2 máy bay quân sự rơi xuất phát từ trình báo của cha con ngư dân Nguyễn Phùng.

{keywords}

Đặc công người nhái chia thành nhiều tốp để lặn - Ảnh: Tuổi trẻ

Từ trình báo này mà cơ quan chức năng có thể khoanh vùng được khu vực 2 máy bay gặp nạn.

Ông Nguyễn Phùng kể, trưa 16/4 cha con ông đang thả câu tại khu vực cách đảo Hòn Trứng 1 hải lý thì nghe tiếng động cơ gầm rú rất lớn. Cha con ông thấy tận mắt 2 máy bay quân sự lần lượt lao xuống biển mà ông khẳng định “nhìn từ xa không thấy ai nhảy dù cả”.

Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp trong cuộc tìm kiếm quy mô này như: Không quân, Cảnh sát biển, Hải quân, kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng...

Lực lượng từ hiện trường trở về kể, tại khu vực đang diễn ra cuộc tìm kiếm, có 3 tàu của Hải quân chuyên dò kim loại, khí tài, đo độ sâu bằng sóng siêu âm hoạt động cao độ.

Các tàu này sẽ dò tìm dưới đáy biển ở vị trí đã xác định là tọa độ của 2 máy bay rơi.

Các tàu của các lực lượng khác được lệnh giãn ra xa, thực hiện tìm kiếm ở khu vực xung quanh.

Khi các tàu Hải quân có tín hiệu thì các kíp người nhái của Lữ đoàn đặc công 5 phối hợp với ngư dân đảo Phú Quý dùng xuồng nhỏ đến vị trí và lặn sâu dưới đáy biển để trục vớt các thiết bị, mảnh vỡ.

Song song, trực thăng Mi8 bay từ Phú Quý ra vẫn quần thảo liên tục bên trên để tìm kiếm những vật lạ trôi trên biển. Bất kỳ vật thể nào được nhìn thấy sẽ được báo về trung tâm chỉ huy để dùng tàu tiếp cận kiểm tra.

Đến nay các lực lượng xác định được vị trí 2 máy bay cường kích Su – 22M4 bị rơi cách nhau từ khoảng 700 – 1.000m và đã được đánh dấu. Nhiều mảnh vỡ của 2 máy bay nghi vấn nằm ở độ sâu khoảng 30 – 50m, dưới đáy biển.

Đã trải qua 4 ngày tìm kiếm, Thiếu tướng Tuấn cũng như nhiều lãnh đạo các đơn vị tại hiện trường dự đoán, khả năng cuộc tìm kiếm, trục vớt sẽ kéo dài thêm nhiều ngày. Bởi lẽ, đến nay tung tích của 2 phi công vẫn chưa được tìm thấy, và 2 máy bay được xác định là vỡ ra nhiều mảnh nhỏ.

Tìm máy bay và phi công gặp nạn gần đảo Phú Quý

Đến chiều tối, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định rõ vị trí hai chiếc máy bay quân sự Su 22 nghi bị rơi, cũng như khu vực các phi công nghi gặp nạn.

Anh Sinh