- Từ ngoài nhìn vào, cả con hẻm như một dòng sông. Mấy ai nghĩ rằng cơn mưa của chiều hôm trước vẫn còn tồn tại sau 24 giờ ?

Ngập thâu đêm suốt sáng

Chiều 20/10, chúng tôi có mặt ngay đầu hẻm 183 Tân Hòa Đông (P.14 Q.6 TP.HCM). Trên đường đã khô ráo nhưng trong con hẻm nước vẫn còn lênh láng.

{keywords}
Anh thợ thủ công làm việc trên tấm ván

Khu dân cư trong hẻm 183 hầu hết cư dân là người Hoa và những hộ dân lao động nghèo khổ. Nhà cửa nơi đây phần nhiều ọp ẹp. Có nhà nền thấp hơn mặt hẻm. Nhưng bất kể, nền có cao hay thấp nước cũng vẫn không chừa một nhà nào. Có khác chăng, nền thấp ngập sâu nền cao ngập cạn hơn.

Xắn quần lội vào trong. Nước lên cao gần đến gối. Những căn nhà hai bên hẻm đóng kín cửa. Có nhà đóng cửa do cha mẹ đến xưởng, con cái đi học. Có nhà không dám mở cửa vì sợ đồ đạc trong nhà có thể trôi ra ngoài.

Vào sâu trong hẻm, trước nhà thờ Tin lành lác đác vài người qua lại. Một người đàn ông bưng trên tay 2 tô hủ tiếu giao tận nhà cho khách hàng. Anh nói với chúng tôi: “"nước ngập như thế này ai còn lòng dạ nào đi ăn. Bà con dùng điện thoại gọi và chúng tôi mang đến. Phải chịu như thế thôi mới bán được hàng. Cả gia đình tôi sống nhờ vào xe hủ tíu này, nghỉ một ngày là đói một ngày"”.   

{keywords}
Bưng hủ tíu phục vụ khách hàng
{keywords}
Nghỉ bán vì ngập

Hỏi thăm anh về tình trạng ngập, anh giải thích, trước đây con hẻm này cũng có ngập nhưng chỉ vài giờ sau mưa là nước rút cạn. Từ ngày công trính cải tạo kênh Tân Hóa –- Lò Gốm thi công thì con hẻm này biến thành sông. Nước ngập thâu đêm suốt sáng. Con nước này là hậu quả của cơn mưa chiều qua, gần 24 giờ mà nước chẳng rút được bao nhiêu.

Gần đó, một phụ nữ người Hoa bưng trên tay tô cơm tấm đứng cạnh một sạp hàng với bếp lò, chén đũa chỏng chơ. Dưới chân chị, nước lên tới gối. Sạp hàng ăn này phải nghỉ bán vì nước ngập.

Trong căn nhà ọp ẹp khác, một người thợ thủ công ngồi trên tấm ván đang gọt dũa những đường nét trên chiếc lư đồng. Nơi anh ngồi là nơi cao nhất của căn nhà nên khô hơn nhưng trong nhà, nước vẫn còn lênh láng. Anh nói: "“hôm qua chỗ này cũng ngập. Nó mới rút trưa nay. Trong nhà không còn chỗ nào để ngồi, trong khi hàng thì khách hối lấy, đành phải ra đây làm".”

Có thể nói, sinh hoạt trong con hẻm này chững lại vì nước ngập. Bình thường ở xóm lao động lúc nào cũng rộn rã tiếng cười, dập dìu người qua lại. Nay sinh hoạt ngừng lại, cuộc mưu sinh của bà con trở nên khó khăn, vất vả hơn.

Trong con hẻm này, hỏi bất cứ người nào, ai cũng mong cho công trình kênh Tân Hóa –- Lò Gốm sớm hoàn tất đi vào hoạt động để nơi đây không còn hứng chịu thảm cảnh này.

Chấp nhận sống chung với nước !

Tiếp tục lội nước đi hơn 500m, trường Trung học cơ sở Đoàn Kết hiện ra trước mắt chúng tôi. Đang giờ ra chơi, rất đông học sinh đang nô đùa ở sân trường. Nước ngập lên quá mắt cá chân các em.

{keywords}
Trong sân trường

Một số học sinh chạy nhảy nghịch ngợm trong làn nước hôi thối, có em ngồi trên ghế đá, có nhóm leo lên các bồn cây xây cao…

So với các con hẻm trong khu dân cư, mức độ ngập trong sân trường có phần ít hơn. Giải thích cho điều này, một giáo viên cho biết nhiều năm trước đây trường vẫn ngập nên đã nâng cao sân trường. Thoát ngập được vài năm, giờ nước dâng cao hơn thì đành… sống chung với nước.

{keywords}
Băng bó vết thương cho học sinh

Trong phòng y tế nhà trường, nhân viên y tế đang tất bật với công việc. Có nhiều học sinh đang đứng chờ bên ngoài. Đứa nhăn nhó đứa rên la. Có đứa máu chảy đỏ cả gót chân…...

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, để đến được trường các em phải lội qua những con hẻm nước ngập khá cao. Giày được tháo ra quàng vào cổ, các em để chân trần vượt qua những con hẻm ngập nước mới vào đến trường. Trong lúc mò mẫm dò đường, có em chẳng may dẫm phải vật bén, nhọn cắt chân gây thương tích.  

Ông Trần Hữu Tùng - hiệu trường nhà trường cho biết: cơn mưa lớn chiều 19/10 đã gây ngập trong khu vực rộng lớn. Nước cũng không “tha” cho nhà trường.

“Sáng nay, sân trường và nhiều phòng học bị ngập nước nên chúng tôi đành phải hủy lịch chào cờ đầu tuần. Nước ngập đã khiến cho việc đến lớp của thầy cô, học sinh gặp nhiều khó khăn. Trong các phòng học, phòng hành chính nước ngập lênh láng rất hôi thối và nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Giờ chỉ còn một giải pháp duy nhất là phải nâng sân trường và các phòng học…

Rời trường Đoàn Kết, chúng tôi tiếp tục vượt qua “"dòng sông"” trong con hẻm 183 để ra ngoài. Nước vẫn chưa rút nhưng trên không trung mây đen đã vần vũ báo hiệu cơn mưa lớn sắp ập xuống…

Trần Chánh Nghĩa