- Liên quan đến mức phí trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, trả lời báo giới, ông Lê Kim Thành – Phó tổng giám đốc Tổng Công ty phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết: Mức phí nằm trong khung của Bộ Tài chính, các loại xe được quy đổi theo xe quy chuẩn gồm 5 loại xe và mức phí này là hoàn toàn hợp lý.

Đề cập đến công tác thu phí sau khi đưa tuyến đường này vào hoạt động, đại diện VEC cho biết, toàn tuyến có 9 trạm thu phí, với các phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, ông Tuấn cũng đưa ra từng loại mức phí.

Cụ thể, đoạn từ km0+0 đến km123+080 giá 1.500 đồng/km, đoạn từ km123+080 đến km244+570 là 1.000 đồng/km.

Mức phí đối với xe con thấp nhất là 10.000 đồng/lượt, cao nhất là 300.000 đồng/lượt, mức phí được tính tùy vào số km xe lưu thông trên đường. 

{keywords}
Toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai có 9 trạm thu phí. Hình thức thu phí một dừng vào phát thẻ ra thu tiền.

Mức phí đối với xe tải lớn hơn 18 tấn, xe Container 40 feet thấp nhất là 60.000 đồng, cao nhất là 1.220.000 đồng/lượt. Cách thu phí được VEC bố trí theo hình thức thu phí kín, điểm vào phát thẻ và thanh toán tại điểm ra.

Liên quan đến mức phí của xe hoạt động trên tuyến, theo ông Lê Kim Thành Thành, mức phí nằm trong khung của Bộ Tài chính, các loại xe được quy đổi theo xe quy chuẩn gồm 5 loại xe và mức phí này là hoàn toàn hợp lý.

Đại diện VEC cũng cho biết, việc làm đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai không phải với mục đích chính để kinh doanh thu phí mà là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 

Đây là là tuyến đường đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh – Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông...

“Phương tiện đi lại ở VN không cao nên việc thu phí hoàn vốn cho tuyến đường đầu tư cả tỷ USD là rất lâu. 

Đối với Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, với mức phí thu như hiện nay phải mất 40 năm cộng thêm Nhà nước hỗ trợ 10 năm nữa thì may ra mới hoàn vốn của tuyến đường được. 

Tuy nhiên, giá trị của tuyến đường ở đây là tuyến đường xuyên tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc”, đại diện VEC cho biết.

{keywords}
Toàn tuyến cao tốc dài 245 km thì có hơm 100 km là cao tốc 2 làn. 

Trả lời câu hỏi đoạn đường đưa vào khai thác liệu có bị vệt lún hằn bánh xe, ông Lê Kim Thành cũng cho biết, theo tiêu chuẩn quy định, độ lún trên 2,5cm mới gọi là vệt hằn, VEC sẽ quan trắc tất cả các vị trí và xử lý ngay (nếu có).

Tuy nhiên, ngay trên đoạn Bảo Hà có tới 3 mỏ quặng sắt, lái xe chở đến 80-90 tấn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác và vận hành tuyến đường. Chỉ một xe quá tải phá đường bằng 1 triệu xe con.

Về công tác kiểm soát tải trọng xe, hiện tại, VEC đã bố trí trạm cân ngay tại điểm đầu và điểm cuối tuyến.

Thời gian tới, Tổng công ty sẽ lắp đặt 10 bộ cân tại ngay điểm vào trạm thu phí của tuyến đường để tiến hành cân xe lưu thông vào đường này.

Đại diện VEC cũng nói rõ, khi đưa tuyến đường vào khai thác tạm vẫn còn một số tồn tại như nút giao IC 12 chưa hoàn thiện, hệ thống biển báo nếu phát sinh vấn đề sẽ cập nhật, điều chỉnh hợp lý để đảm bảo ATGT; hệ thống đường gom dân sinh cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. 

Tuy nhiên, trong quá trình đi lại, VEC sẽ hoàn thiện để đảm bảo dân cư lưu thông thuận tiện; hệ thống hàng rào bảo vệ tôn lượn sóng cơ bản hoàn chỉnh.

Trả lời câu hỏi gói thầu A4, 5 (qua Phú Thọ, Yên Bái) hoàn thành trong thời gian ngắn liệu có đảm bảo chất lượng, Tư vấn trưởng dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai khẳng định, hai gói thầu trên, các đơn vị của dự án phải mất 4-5 năm mới xong được nên không thể nói là ngắn, chất lượng không khác gì so với các gói khác.

“Trong thời gian vừa qua, các đơn vị thi công gấp rút hoàn thành kết cấu áo đường, móng trên, móng dưới và bề mặt bê tông, huy động 9 trạm trộn, nhà thầu cũng tăng cường phòng thí nghiệm kiểm tra vật liệu. 

Để phục vụ quản lý chất lượng, VEC đã tăng cường nhân viên giám sát và phía Tư vấn cũng tăng đội ngũ quản lý mỗi trạm trộn bê tông thêm 2 người”, Tư vấn trưởng của dự án chia sẻ.

Vũ Điệp