- Tối 17/9, nước lũ trên sông Kỳ Cùng tại TP Lạng Sơn tiếp tục dâng cao. Rất nhiều hộ dân sống tại khu vực thấp trũng phải hối hả dọn đồ trong đêm để chuẩn bị chạy lũ. Mưa lũ đã làm 9 người chết.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ cho biết 8 người chết đều ở Lạng Sơn, trong đó 6 người chết do sạt lở đất; 1 cháu bé 5 tuổi chết do sập nhà và 1 cháu bé 9 tuổi chết do đi qua ngầm bị nước cuốn trôi).

1 người mất tích là chị Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1968 khi đi qua tràn Tân Áp, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên - Thái Nguyên bị nước cuốn trôi. Ngoài ra còn 8 người bị thương (Lạng Sơn: 06 người; Hải Phòng: 02 người).

Ngoài thiệt hại về người, bão số 3 còn gây thiệt hại nặng về hoa màu, nhà cửa (gần 43.000 ha lúa bị đổ hoặc hư hại; hơn 800 ngôi nhà bị sập, ngập và tốc mái; sạt lở 1.000m3 đường giao thông nông thôn; ...)

Đến sáng nay (18/9) mưa vẫn tiếp diễn, Tính từ 19h tối 17/9 tới 7h sáng nay, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến dưới 180mm (tập trung chủ yếu vào ngày 17/9), một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 344mm; Cô Tô (Quảng Ninh) 203mm, Ngân Sơn (Bắc Kạn) 221mm; Đông Quý (Thái Bình) 194mm; ...

Mưa lớn làm lũ trên sông Lục Nam và sông Kỳ Cùng lên nhanh và đã đạt đỉnh. Mực nước tại Lục Nam lúc 4h sáng 18/9 là 5,46m (trên mức BĐ2 0,16m); tại Lạng Sơn lúc 1h sáng 18/9 là 256,33m (dưới báo động 3 là 0,17m).

Mực nước trên sông Đà, sông Lô và sông Thao lên chậm. Dự báo mực nước các sông tiếp tục lên chậm.

Các địa phương đã cử đoàn công tác xuống các địa bàn xung yếu để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện khắc phục hậu quả do bão, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa, lũ.

Theo báo cáo của Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng đến 13h ngày 17/9 đã tổ chức di dời được 329 hộ (Bắc Kạn: 22 hộ; Lào Cai: 198 hộ; Hà Giang 109 hộ) và chuẩn bị kế hoạch di dời 108 hộ (Cao Bằng) tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.

Ngoài ra, mưa lớn ở Nghệ An ngày 17/9 khiến 1 người chết (ở huyện Kỳ Sơn). Lốc xoáy ngày 16/9 tại Cà Mau khiến 1 người chết, 12 nhà sập, 24 nhà tốc mái.

Do chợ Giếng Vuông là điểm trũng nhất ở TP Lạng Sơn, theo đó khi lũ về đây sẽ là điểm đầu tiên bị ngập. Bởi vậy, suốt đêm 17 rạng 18/9, nhiều hộ dân đã phải gần như thức trắng để thu dọn tài sản, kê cao đồ đạc và chuẩn bị chạy lũ.

Trước đó, Trận ngập lụt do ảnh hưởng của bão Rammasun cũng đã khiến tại Lạng Sơn có trên 8.500 ngôi nhà cùng hơn 110 trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trạm y tế xã bị ngập, hư hỏng. Thiệt hại về vật chất ước tính lên đến 460 tỷ đồng. 

Những hình ảnh ngập lụt sau bão số 3:

{keywords}

Nước lũ dâng cao đã làm ngập nhiều nơi trong chợ Giếng Vuông, nơi ngập sâu nhất tới gần 2m  Ảnh Tuổi trẻ

{keywords}

Hình ảnh ngập lụt tại Lạng Sơn Ảnh: báo Lạng Sơn

{keywords}Ảnh: báo Lạng Sơn

{keywords}

Nước lũ dâng cao khiến đường vào xã Sao Mai - Chi Lăng - Lạng Sơn bị cô lập vào chiều 17/9. Ảnh: Dân trí

{keywords}

 Nhiều gia đình gần như thức trắng đêm theo dõi nước lũ để chủ động chạy lũ.Ảnh: Dân trí

{keywords}

Ảnh Kiến thức

{keywords}

Ngoài Lạng Sơn, một số tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh...cũng xảy ra ngập lụt sau bão số 3 Ảnh VietNamNet

{keywords}

 Từ đêm 16 đến sáng sớm 17/9, bão số 3 đã đổ bộ vào Hải Phòng gây mưa to và gió lớn làm ngập lụt nhiều tuyến đường, nhiều cây cối bị gãy đổ và mất điện toàn thành phố. Ảnh VietNamNet

C.Quyên - Ngọc Trang