- “Ở Nghệ An từng có chùm ca bệnh 3 trẻ nhưng trên địa bàn khác nhau, cùng huyện khác xã, thời gian khác nhau. Còn ở đây, 3 trẻ cùng tiêm một nơi, cùng tử vong một lúc là chuyện chưa từng có”.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết khi trả lời báo chí chiều 23/7.

Sự cố chưa từng có

Vậy còn sự việc xảy ra ở Quảng Trị, ông đánh giá như thế nào?

Việc vừa rồi xảy ra ở Quảng Trị là sự việc nghiêm trọng.

Chưa bao giờ Việt Nam xảy ra sự việc như vừa xảy ra ở Quảng Trị. Ở Nghệ An từng có chùm ca bệnh 3 trẻ nhưng trên địa bàn khác nhau, cùng huyện khác xã, thời gian khác nhau.

{keywords}
3 trẻ cùng tiêm một nơi, cùng tử vong một lúc là chuyện chưa từng có!

 

Còn ở đây, 3 trẻ cùng tiêm một nơi, cùng tử vong một lúc là chuyện chưa từng có.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy trước tiêm vắc xin cho trẻ thì khu vực bệnh viện Hướng Hóa đã mất điện và tính từ thời điểm mất điện đến lúc tiêm cho các bé là 2 giờ 30 phút. Vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh. Trong thời gian này chất lượng vắc xin có được đảm bảo không, thưa ông?

Ở mức độ nào đó, việc bảo quản vắc xin thường tuân theo những quy định tương đối ngặt nghèo, tuy nhiên vẫn có những giới hạn nhất định.

Trong điều kiện mất điện đột ngột, nhiệt độ trong tủ lạnh vẫn có thể duy trì được một thời gian. Trong thời gian ngắn như thế vắc xin vẫn có thể đảm bảo chất lượng.

Các điều tra cho thấy việc bảo quản, ghi chép và tiêm vắc xin ở bệnh viện huyện Hướng Hóa có nhiều lỗi. Các lỗi này tác động thế nào tới phản ứng sau tiêm chủng?

Tiêm chủng là một kỹ thuật, phải thực hiện ở phòng tiêm chủng nhưng ở đây lại tiêm tại phòng đẻ là không đúng quy định.

Việc tiêm ở ngoài phòng đẻ có thể ảnh hưởng tới các phản ứng, nhưng có lẽ không phản ứng nặng đến mức tử vong.

Phải rút kinh nghiệm! Bộ Y tế sẽ đề nghị chương trình tiêm chủng mở rộng tập huấn, tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Kiểm tra lại chất lượng vắc xin

Hội đồng chuyên môn kết luận chiều 22/7 rằng các cháu tử vong do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Cả 3 cháu đều khỏe mạnh, đẻ thường, bú tốt nhưng cùng tử vong sau tiêm tại cùng thời điểm. Theo ông vì sao có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy?

Ông Bình nói: “Với vụ việc xảy ra tại Bình Thuận, Cục Y tế Dự phòng đã có công văn gửi yêu cầu địa phương lập hội đồng tư vấn chuyên môn, khẩn trương thu thập, điều tra để đưa ra kết luận.”

Vì 3 trẻ cùng gặp sự cố một lúc, tại một nơi nên rất ít ai nghĩ đến nguyên nhân các cháu có sẵn bệnh lý. Cả 3 trẻ đẻ đều bình thường.

Tuy nhiên, nguyên nhân do vắc xin đoàn kiểm tra cũng ít nghĩ đến vì đã được kiểm nghiệm trước khi tiêm, hai lô tiêm cho các cháu ở Quảng Trị đã tiêm cho khoảng 600.000-700.000 liều trên cả nước, chỉ có điểm này là có sự cố.

Dù ít khả năng do chất lượng vắc xin, nhưng Bộ vẫn phải kiểm tra lại.

Các chuyên gia về vắc xin đang đưa ra câu hỏi: Liệu có nhất thiết phải tiêm vắc xin viêm gan B cho toàn bộ trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hay không. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Trước đây, Bộ Y tế đã tổ chức khá nhiều cuộc hội thảo, mời chuyên gia quốc tế đến để tìm hiểu xem các nước sử dụng vắc xin này như thế nào.

Sau khi phân tích nhiều ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, chuyên gia của WHO, kết luận cuối cùng được đưa ra là cần phải tiêm sớm do đặc điểm dịch tễ học của loại virus này tại Việt Nam (Việt Nam là nơi có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nên mục tiêu đặt ra là phải tiêm sớm để bảo vệ cho trẻ ngay sau khi đẻ).

Xét nghiệm viêm gan B đại trà cho mẹ sẽ tốn kém

Theo ông, có nhất thiết phải tiêm đại trà cho 100% trẻ sơ sinh hay không, kể cả những cháu được sinh ra từ người mẹ không nhiễm bệnh? Có cách giám sát nào khác tốt hơn không?

Có khoảng 10% bà mẹ có sẵn virus viêm gan B trong máu. Trong quá trình đẻ virus có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nên phải tiêm sớm, tiêm muộn thì giá trị bảo vệ trẻ sẽ kém đi.

{keywords}

Hướng xử lý cụ thể với vắc xin viêm gan B sẽ phải chờ ý kiến của hội đồng chuyên môn.

 

Có những trường hợp có thể không cần phải tiêm nhưng làm thế nào để xét nghiệm được là một vấn đề. Việc xét nghiệm trước khi đẻ cũng tốn kém.

Trước đây, các chuyên gia cũng đặt ra phương án tất cả các sản phụ sẽ làm xét nghiệm trước khi sinh, chỉ những trường hợp nào đang mang virus viêm gan B ở trong máu thì mới tiêm cho trẻ.

Nhưng đặt vấn đề đó ra thì lớn quá, không đáp ứng được, mà cũng không nước nào làm chuyện đó.

Hiện thông thường các sản phụ khi có bầu đã xét nghiêm máu trước sinh để xem có mang virus viêm gan B không, nhiều bệnh viện cũng đã làm dịch vụ này rồi …

Vấn đề là rất khó phát hiện sự bình thường, việc đó gây ra tốn kém. Nếu làm như vậy (xét nghiệm 100% các bà mẹ) thì một năm xét nghiệm khoảng 1,5 triệu trường hợp.

Các bà mẹ làm hồ sơ sinh có xét nghiệm viêm gan B, nhưng chỉ ở một số bệnh viện ở Hà Nội, TP HCM, một số nơi người dân có thể tự bỏ tiền chủ động làm.

Cái đó có ít chứ không nhiều. Vì thế, nếu yêu cầu xét nghiệm 100% các bà mẹ sẽ là một bài toán khó.

Hiện tại WHO vẫn khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh vì sức khỏe chung của cộng đồng.

Tuy nhiên, trước tình hình xảy ra như hiện nay, có lẽ lãnh đạo Bộ sẽ chỉ đạo họp hội đồng chuyên môn sử dụng vắc xin để cân nhắc việc tiêm nên diễn ra như thế nào đó cho phù hợp.

Người dân vẫn nên tiếp tục tiêm vắc xin

Trong các ca tai biến trước đây (năm 2007-2008) liên quan đến vắc xin viêm gan B, nguyên nhân được kết luận là gì và vai trò của vắc xin trong các sự việc này là như thế nào?

Các trường hợp đó đã được kết luận là chất lượng vắc xin đảm bảo. Trung bình một ngày chúng ta có 80 trẻ chết do những nguyên nhân khác nhau, trong đó một số tỷ lệ nhất định không biết nguyên nhân gì (hội chứng đột tử).

Có thể nó trùng hợp vào các ngày tiêm chủng, như vậy ngày nào cũng có thể có sự trùng hợp.

Với những trẻ sinh ra từ người mẹ không nhiễm virus viêm gan B, ông có khuyến cáo gì?

Với những trẻ bình thường (mẹ âm tính với virus) thì việc tiêm vắc xin viêm gan B có thể lùi lại chậm hơn, không nhất thiết phải tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau sinh.

Ông có khuyến cáo gì đối với các bậc phụ huynh có con đang ở độ tuổi tiêm chủng?

Bộ Y tế khuyến cáo người vẫn tiếp tục tiêm vắc xin cho con vì việc xét nghiệm viêm gan B cho người mẹ trước khi sinh không phải bà mẹ nào cũng làm được, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của từng người, chỉ có một số bà mẹ có điều kiện.

Hướng xử lý cụ thể với vắc xin viêm gan B sẽ phải chờ ý kiến của hội đồng chuyên môn.

 

Cẩm Quyên