- “Hà Nội chưa có đường dành riêng cho xe đạp, nên nếu để xe đạp phát triển nhanh đi lộn phần đường với xe máy và ô tô thì nguy cơ tại nạn giao thông sẽ rất cao”.

Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã cho biết như vậy xung về đề xuất khuyến khích người dân đi xe đạp để giảm ùn tắc giao thông, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường của Sở Công Thương Hà Nội.

Ông Hiệp đã có cuộc trao đổi với VietNamNet xung quanh đề xuất này:

- Sở Công Thương Hà Nội vừa đề xuất Đề án khuyến khích người dân đi xe đạp để giảm ùn tắc giao thông, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường, ông đánh giá về đề án này như thế nào?

Sở Công Thương Hà Nội đưa ra Đề án với rất nhiều mục tiêu, nhưng theo tôi nên đưa mục tiêu nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường là quan trọng nhất, vì 2 mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Còn mục tiêu khuyến khích đi xe đạp để giảm ùn tắc giao thông thì cần phải nghiêm cứu, và nếu được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ thì Đề án phải kèm theo các điều kiện khác.

Cụ thể, phải tính toán lại để làm sao bố trí được đường đi riêng cho xe đạp, vì nếu không để xe đạp đi hỗn hợp cùng xe máy thì không phù hợp.

{keywords}
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp

- Nói như vậy có nghĩa việc khuyến khích người dân đi xe đạp để giảm được ùn tắc giao thông là không khả thi?

Theo tôi, việc khuyến khích đi xe đạp trong điều kiện hạ tầng giao thông Hà Nội như hiện nay rất khó để đạt được mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, hoặc nếu có giảm thì mức giảm không đáng kể.

Sở dĩ, tôi khẳng định như vậy là bởi, diện tích của xe đạp chiếm diện tích mặt đường ít hơn xe máy nhưng tốc độ di chuyển lại chậm hơn xe máy.

Do vậy, lưu lượng xe đạp ùn tắc sẽ lâu hơn và với điều kiện hạ tầng giao thông hiện có thì khó có thể nói đi xe đạp để giảm ùn tắc giao thông tại nội đô Hà Nội.

Về nguyên tắc để giảm ùn tắc giao thông đô thị, vẫn phải là bài toán hạ tầng đi đôi với vận chuyển hành khách công cộng hợp lý.

- Nhưng hiện nay cũng có ý kiến ủng hộ đề xuất người dân đi xe đạp để giảm ùn tắc, nhưng chỉ ủng hộ ở các tuyến ngắn từ 3 – 5 km. Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá như thế nào về việc này?

Ủy ban ATGT Quốc gia ủng hộ đề xuất này, bởi với những người đi làm gần, nhu cầu đi lại không nhiều thì sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại cũng rất tốt vừa nâng cao sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường và giảm được chi phí mua nhiên liệu.

Nhưng dù là các tuyến ngắn thì về lâu dài vẫn phải tính toán có hạ tầng riêng cho xe đạp.

- Trong điều kiện hạ tầng đường giao thông của Hà Nội hiện nay, nhiều ý kiến lo ngại, nếu như khuyến khích xe đạp phát triển quá nhiều thì sẽ làm gia tăng tai nạn giao thông. Ông có lo ngại điều này không?

{keywords}
Xe đạp chưa có đường riêng nên trong lưu thông nếu người điều khiển không chủ động được tình huống sẽ rất dễ xảy ra tai nạn (Ảnh: Infonet)

Lo ngại này hoàn toàn là có cơ sở. Ở các nước phương tây Hà Lan, Úc… hạ tầng của họ có đường dành riêng cho xe đạp và các phương tiện khác không bao giờ đi vào phần đường dành riêng này nên không lo ngại tai nạn giao thông xảy ra.

Còn ở Hà Nội do chưa có đường dành riêng cho xe đạp, để xe đạp đi lộn phần đường với xe máy và ô tô trên đường thì nguy cơ tai nạn sẽ rất cao.

Hơn nữa, xe đạp là phương tiện thô sơ không có đèn xinhan, do vậy khi điều khiển người đi xe đạp không biết quan sát thì nguy cơ tai nạn xảy ra là rất cao.

- Ở một số nước xe đạp vẫn được phát triển song song với các phương tiện vận tải công cộng: tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. Trong 5 đến 10 năm tới các loại hình vận tải công cộng này sẽ được phát triển ở Việt Nam, vậy theo ông Việt Nam có nên học hỏi các nước trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa có đường dành riêng cho xe đạp?

Đối với một quốc gia phát triển và văn minh sẽ phải nghiên cứu để có lộ trình cấm xe máy. Thời điểm cấm xe máy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải hợp lý.

Trong quy hoạch phát triển vận tải công cộng tại các bến nhà ga, bến tàu điện ngầm của Việt Nam trong tương lái chắc chắn phải có quy hoạch điểm để xe đạp và lúc đó có thể có dịch vụ cho thuê xe đạp phục vụ người dân đi lại thuận tiện…

- Xin cám ơn ông!

Vũ Điệp (Thực hiện)