Những mảnh gốm, rìu đá, bàn mài và các vật dụng sinh hoạt đời sống hàng ngày dưới lòng đất được các nhà khảo cổ khẳng định có tuổi đời lên đến cả ngàn năm.

{keywords}

Hiện trường khai quật di chỉ Khuê Bắc.

Thạc sỹ Phạm Văn Triệu – Phó trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện khảo cổ học Việt Nam, người phụ trách khai quật di chỉ Khuê Bắc chính thức công bố kết quả khai quật khảo cổ học tại đình làng Khuê Bắc (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Theo ông Triệu, qua 2 lần khai quật tại khu vực này đã phát hiện hàng nghìn hiện vật có giá trị như rìu đá, bàn mài, tiền đồng âm dương, mộ chum và mảnh gốm các loại. Lần khai quật thứ 2 vừa qua trên diện tích 100m2 (5mx20m) cách di chỉ khảo cổ học khai quật lần đầu tiên vào năm 2001 khoảng 10m về hướng Nam đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị vô giá về khảo cổ học.

“Qua so sánh các hiện vật khai quật ban đầu (bao gồm mảnh đồ gốm, đá) với hiện vật vừa được tìm thấy các nhà khảo cổ học đánh giá có nhiều nét tương đồng với các lần khai quật trước. Dựa vào đó, có thể xác định tại vườn đình Khuê Bắc có hai tầng văn hóa sớm muộn. Lớp trên là lớp văn hóa Chăm sớm, có niên đại thế kỷ II, III sau Công nguyên. Lớp dưới là lớp văn hóa sớm, mang tính chất di chỉ xen mộ táng, thuộc giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh - sơ kỳ kim khí.”, ông Triệu cho biết.

Đáng quan tâm là cách mặt đất khoảng 20cm, các nhà khảo cổ còn thu được các hiện vật gồm các đồng tiền xu (tiền âm dương) khả năng thuộc niên hiệu Nguyên Phong (đời Tống), muộn nhất là thời Hồng Vũ (Minh Thành Tổ) và các mảnh gốm sứ… Giả định ban đầu, những hiện vật này giúp củng cố thêm giai đoạn người Trung Quốc sang giao thương, làm ăn tại khu vực này vào thế kỷ 17 - 18.

 {keywords}

Thạc sỹ Phạm Văn Triệu cho biết lần khai quật này có quy mô rộng hơn nhằm xác định lại giá trị đã thu được tại lần khai quật vào năm 2001, xác định địa hình ban đầu trước khi người Sa Huỳnh sinh sống đồng thời tìm hiểu thêm đời sống văn hóa của cư dân tại đây, đặc biệt tìm ra mối liên kết, sự chuyển tiếp từ giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh lên Chăm-pa và giải mã “bí mật” chưa được làm sáng tỏ: Người Chăm-pa đến từ đâu.

{keywords}

Các mảnh gốm, đá thu được tại khu vực khai quật.

Qua nghiên cứu các hiện vật thu được, ông Triệu cùng các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định các mãnh gốm cùng các hiện vật cho thấy tại khu vực này đã xuất hiện con người sinh sống cách đây hơn 3.000 năm.

Kết quả khai quật cho thấy, tầng văn hóa dày 0,8m gồm 2 lớp văn hóa kế tiếp nhau. Hiện vật thu được gồm 18.859 kg gốm vụn, gồm các loại hình: mảnh gốm Chăm, ngói Chăm, mảnh bình hình trứng, rìu đá, màn mài, tiền đồng. Đáng chú ý là có 3 di tích mộ chum nằm sát với sinh thổ.

“Các hiện vật như  mảnh gốm Chăm, mảnh bình hình trứng Chăm, tiền Ngũ Thù Tây Há, hạt cườm thủy tinh màu xanh, mộ chum…đã khẳng định đây là vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người Việt cổ”- Thạc sĩ Triệu nói.

{keywords}

Song song với việc khai quật, đình làng văn hóa Khuê Bắc đang được trùng tu, tôn tạo sau thời gian dài bị xuống cấp.

Tại cuộc họp vào chiều 1/7, ông Triệu chính thức công bố: "Các nhà khảo cổ học qua nghiên cứu các hiện vật và khảo sát tại hiện trường khẳng định di chỉ Khuê Bắc có 2 tầng văn hóa sớm và muộn. Bao gồm, tầng văn hóa trên thuộc giai đoạn Chăm sớm (thế kỷ 2-4) đã bị phá hủy nặng nề và chỉ còn nhận biết ở vài điểm qua hiện vật tìm thấy.

Tầng văn hóa dưới thuộc giai đoạn sơ kỳ Kim Khí (tiền Sa Huỳnh) với tính chất di chỉ cư trú xen lẫn mộ táng, niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 - 3.500 năm. Đây cũng là di chỉ duy nhất tại miền Trung hội đủ 2 tầng văn hóa".

Với kết quả nghiên cứu này, UBND TP. Đà Nẵng đã đề ra kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ tiếp tục khai quật nhiều di tích khác trên địa bàn nhằm đánh giá lại diện mạo và xây dựng lại bản đồ di tích khảo cổ học, bảo vệ các di tích trước quá trình đô thị hóa.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, việc khai quật và tìm hiểu các di chỉ Khuê Bắc là rất cần thiết, thông qua việc nghiên cứu niên đại của các hiện vật thu được sẽ xác định được giá trị văn hóa của các hiện vật, đồng thời giúp chúng ta biết tìm ra các nền văn hóa từ lâu đời ẩn sâu trong lòng đất Đà Nẵng từ nghìn năm trước.

{keywords}

Cụ Nguyễn Văn Kháng (85 tuổi) Trưởng ban quản lý Đình làng Khuê Bắc cho biết các hiện vật được phát hiện trong khu vực đình làng Khuê Bắc nhưng nó không có mối liên hệ với đình làng Khuê Bắc. Bởi đình làng có từ thời vua Thiệu Trị cách đây 400 năm, còn những hiện vật khai quật được phế tích có niên đại hàng ngàn năm.

Vũ Trung-Lê Minh