“Thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay cho thấy dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn (con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet là chủ yếu) thì sách vẫn không thể mất đi”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.

{keywords}

Ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Ngày sách Việt Nam 2015

Phát biểu khai mạc hội sách, ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng".

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin hiện nay cả nước có một thư viện quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 650 thư viện cấp huyện, khoảng 2.400 thư viện xã, phường, thị trấn và một hệ thống thư viện của các nhà trường từ phổ thông đến đại học…

Hội sách với chủ đề “Sách xưa và nay” nói riêng và Ngày Sách Việt Nam lần thứ hai nói chung được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định những giá trị của sách qua đó, tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ và quảng bá sách.

{keywords}

Hội sách có sự góp mặt của hơn 100 nhà xuất bản

“Thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay cho thấy dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn (con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet là chủ yếu) thì sách vẫn không thể mất đi”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

Hội sách “Sách xưa và  nay” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Hội sách mở cửa từ 8h – 21h các ngày từ 17-21/4.

{keywords}

Chương trình có sự góp mặt của hơn 100 nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách trong cả nước với 150 gian hàng và hàng vạn bản sách. Số sách này thuộc nhiều thể loại khác nhau như: sách văn học, sách thiếu nhi, sách khoa học kỹ thuật, sách hướng dẫn kỹ năng sống...

Điểm nhấn của hội sách lần này là không gian trưng bày sách theo các chủ đề: 40 năm giải phóng miền Nam (1975-2015), 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2015)...

Bên cạnh đó, ban tổ chức phối hợp Trung tâm Văn hóa Người Cao tuổi Việt Nam xây dựng khu trưng bày, giới thiệu về chữ Việt cổ.

{keywords}

Nhiều đầu sách hay được bày bán với giá ưu đãi

Trong khuôn khổ hội sách, các đơn vị tham gia sẽ thực hiện chương trình bán sách ưu đãi và gây quỹ từ thiện. Bạn đọc mua một cuốn sách “Đến với Trường Sa” (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông) tức là đã đóng góp 5.000 đồng vào quỹ ủng hộ đồng bào, cán bộ chiến sỹ ở Trường Sa…

Sau lễ khai mạc, độc giả có cơ hội giao lưu với Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo với chủ đề "Kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản Di chúc lịch sử tròn nửa thế kỷ của Người". Nhân dịp này, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cũng giới thiệu với độc giả cả nước tác phẩm "Hồ Chí Minh và 5 Bảo vật Quốc gia"; "Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức".

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg (ngày 24/2/2014) chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.

Quyết định nêu rõ, Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

T.Lê