- Nhiều hiện vật quý, tài liệu gốc về công cuộc cải cách ruộng đất năm 1946 - 1957 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Với diện tích trưng bày khoảng 230m2, chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” giúp công chúng có dịp tiếp cận trực tiếp với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng ở Hà Nội và địa phương.

{keywords}

Một trong những tư liệu về cải cách ruộng đất được trưng bày tại bảo tàng

Đây là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo công chúng với quy mô lớn. Các hiện vật được tổ chức theo hai phần chính: Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất và Cải cách ruộng đất 1946-1957. Nhiều hiện vật quý vốn là đồ dùng sinh hoạt, của cải của tầng lớp địa chủ trước cải cách ruộng đất, nhiều tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất được giới thiệu. Cuộc trưng bày cũng có một nội dung nhỏ về Sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm qua công cuộc cải cách ruộng đất.

Cuộc trưng bày nhằm đưa lại một cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc ở nước ta giai đoạn 1946-1957, là hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Một số hình ảnh được trưng bày trong triển lãm:

{keywords}

{keywords}

Áo dài của của tầng lớp địa chủ

{keywords}

{keywords}

Đồ dùng trong nhà địa chủ

{keywords}

Áo bông bụp của tầng lớp bần cố nông

{keywords}

{keywords}

Căn bếp lụp xụp của người nghèo

{keywords}

{keywords}

Mâm cơm sau cải cách ruộng đất

{keywords}

Hình ảnh con trâu gắn liền với người nông dân

{keywords}

Rất nhiều cụ đã ngoài 80 tuổi đến xem trưng bày. Họ xúc động nhớ về về một thời kỳ đã qua.

T.L