Sau hàng loạt gameshow mà thí sinh tham gia buộc phải nude hoàn toàn như Dating Naked, Buying Naked, Naked and Afraid... thì tuần qua, một chương trình mới cũng về khỏa thân ra mắt, Skin wars: The naked truth. Tuy nhiên, nếu nhưng chương trình trước dành cho mọi đối tượng thì chương trình này chỉ dành cho giới họa sĩ, nghệ sĩ chuyên và không chuyên của loại hình body painting...


Cũng giống như các chương trình trước, trước khi ra mắt, gameshow Skin wars: The naked truth đã gây sự tò mò cho khán giả. Và đến ngày ra mắt đầu tiên (6.8) trên kênh truyền hình GSN, nó đã gây sốt vì quá nghệ thuật và ấn tượng.

Khai thác nude theo xu hướng

Là một kênh truyền hình không được vào top 5 của Mỹ, chính vì thế, GSN cũng phải nghĩ đến một chương trình thực tế để thu hút khán giả cho kịp xu hướng khi mà khán giả có quá nhiều sự lựa chọn. Khi nhìn thấy hàng loạt chương trình khai thác vấn đề khỏa thân, hãng truyền hình này cũng "thử vận" với dự án: Skin wars: The naked truth.

Theo dự tính ban đầu, Skin wars: The naked truth là chương trình thi đấu của các họa sĩ, nghệ sĩ chuyên và không chuyên được thực hiện trong 8 tập nhằm tìm kiếm những nghệ sĩ vẽ tranh khỏa thân (bodypainting) xuất sắc nhất nước Mỹ. Trải qua vòng thi tuyển, 10 thí sinh nổi bật nhất sẽ được chọn vào trong một ngôi nhà chung trong hơn hai tháng và cùng sáng tạo tác phẩm. Mỗi tuần, các nghệ sĩ sẽ giới thiệu một tác phẩm và tác phẩm nào kém nhất thì nghệ sĩ đó sẽ bị loại.

Điều hấp dẫn của chương trình này là tất cả tác phẩm dự thi mỗi tuần sẽ được phô diễn theo hình thức người mẫu bodypaiting bước đi trên sàn catwalk. Sau đó, ê-kíp thực hiện sẽ chiếu lại những cảnh hậu trường cho thấy công đoạn chuẩn bị và hóa trang của các họa sĩ khi bắt đầu thời gian thi. Không những thế, cũng giống như nhiều chương trình game show khác, để thu hút khán giả, Skin wars: The naked truth cũng tạo sân chơi cho mọi người dự đoán. Đối tượng mà chương trình hướng đến là khán giả trẻ từ 18-25 tuổi.

Theo cơ cấu giải thưởng thì mỗi tuần, có một thí sinh sẽ phải chia tay, ba thí sinh còn lại cuối cùng sẽ bước vào vòng chung kết. Giải thưởng dành cho quán quân là 100.000 USD (hơn 2,1 tỷ đồng). Ngoài ra, người chiến thắng cũng sẽ được trợ cấp miễn phí sơn trong vòng một năm và được tham gia hội chợ triển lãm tranh khỏa thân IMATS nước Mỹ.

{keywords} 

 Một tác phẩm nghệ thuật về một con chim được vẽ trên người mẫu khỏa thân bởi họa sĩ Shannon Holt

Người được mời đảm nhận vai trò dẫn chương trình và theo sát các thí sinh trong suốt 8 tập thi là nữ diễn viên Rebecca Rominjn - người hóa thân vào nhân vật dị nhân da xanh Mystique trong phim X-Men (Dị nhân).

Lý do mà Rebecca được chọn vì cô có kinh nghiệm và hiểu về nghệ thuật vẽ trên người. Không những thế, kể từ sau loạt phim X-men ra mắt, cô đang được khán giả Mỹ rất yêu thích và đài GSN hy vọng nữ diễn viên này sẽ là "con át chủ bài" để thu hút khán giả.  

Và ngay trong tập đầu tiên đã lập kỷ lục chương trình gameshow ăn khách nhất của nhà đài GSN khi có hơn 700.000 người theo dõi. Có thể so với các "ông lớn" khác thì con số này chẳng là gì nhưng với GSN thì đó là kỷ lục.

{keywords} 

MC Rebecca (áo đen) đang quay hình cùng với những giám khảo khi họ đánh giá một tác phẩm dự thi

Cuộc thi về hội họa có một không hai

Sau khi tập đầu của chương trình ra mắt, Kandee Johnson – chuyên gia hóa trang của Skin Wars đã không ngớt lời khen ngợi: “Chương trình đã quy tụ những họa sĩ vẽ tranh khỏa thân tài năng nhất đất nước và giới thiệu tới công chúng những tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao. Skin Wars là một chương trình đầy tính sáng tạo. Nơi nghệ thuật được vinh danh".

Là người theo sát các thí sinh, Johson giải thích thêm, chương trình hấp dẫn vì nó có sự kết nối giữa người chơi và khán giả. Trong mỗi tập sẽ có một phần phỏng vấn trong đó Johnson trò chuyện với các thí sinh tham gia, ban giám khảo và người mẫu để người xem hiểu hơn về nghề độc đáo mới lạ này.

Nữ họa sĩ trẻ Angela Roberts, một trong những nghệ sĩ tham gia thi đấu chia sẻ rằng đây là một chương trình cực kỳ hấp dẫn và nó cho thấy một sự kết nối rất quan trọng giữa người mẫu và họa sĩ. "Đó là điều quan trọng số một. Người mẫu phải cảm thấy rất thoải mái thì sản phẩm cuối mới thực sự khác biệt”, Robert nói.

Nữ hoạ sĩ 22 tuổi này cũng thừa nhận rằng, để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật trên một cơ thể sống cũng có những thử thách thú vị. “Bạn phải vẽ trên một cơ thể người trong vòng đúng 8 tiếng. Họ không chỉ phải đứng đó suốt thời gian đó cho bạn mà họ phải được sinh hoạt mọi thứ bình thường... Đó không phải là một mảnh giấy".

{keywords} 

  Angela Roberts, 22 tuổi, đang thực hiện tác phẩm dự thi của mình

Trong khi đó, họa sĩ kỳ cựu Dutch Bihary, 43 tuổi người Mỹ từng có nhiều năm hoạt động trong nghề và từng đi nhiều nơi để dạy vẽ, cũng là một thí sinh của chương trình. Anh chia sẻ, đi thi là vì thấy chương trình thú vị và muốn thử thách mình trong không gian và thời gian áp lực hơn. “Bạn phải chuyển hóa chất liệu chính là thân hình của người mẫu (cả nam lẫn nữ) để biến cơ thể của họ thành một tác phẩm nghệ thuật. Không những thế, bạn phải biết làm gì để biến những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người mẫu trở thành một mảnh ghép của bức tranh”.

Thành công vì nghệ thuật

Nếu như các chương trình Dating Naked, Buying Naked,... đã thất bại ngay tập thứ 2 (tập 1 thu hút khán giả vì tò mò) vì chẳng có gì hấp dẫn thì Skin wars: The naked truth ngay sau tập đầu phát sóng đã nhận được vô số lời khen ngợi của những người làm nghệ thuật. Bởi các nghệ sĩ đã cho ra những tác phẩm quá tuyệt vời và sống động.

"Sự sáng tạo của họ là vô cùng", nhà báo Kristi Cereska của trang Guardian bình luận: “Các nghệ sĩ đã mang đến những tác phẩm đầu tiên quá đẹp và thú vị. Ngay từ tập đầu tiên, họ đã giới thiệu tác phẩm của mình bằng cách giới thiệu những nét đặt trưng của quê hương mà họ đang sống. Không những thế, các hoạ sĩ đã sử dụng rất nhiều thủ thuật từ vẽ bằng cọ cho đến nghệ thuật vẩy bằng tay rất ấn tượng".

Theo Foxnews/Motthegioi