- Bị áp lực từ series phim đua xe đình đám "Fast & Furious" nhưng "Need For Speed" vẫn tạo được sức hút riêng với hai giờ nghẹt thở với siêu xe và tốc độ.


{keywords}
Một cảnh trong phim. Ảnh: Dreamworks

"Need For Speed" (Đam mê tốc độ, công chiếu trên toàn thế giới từ 14/3) được mô phỏng từ dòng game tốc độ nổi tiếng cùng tên. "Đua xe là nghệ thuật, nhưng đua xe với đam mê thì là nghệ thuật đỉnh cao", câu nói của The Monarch, một cựu tay đua đã thành tỷ phú và là người tổ chức cuộc đua xe đường phố The De Leon có lẽ đã khái quát đầy đủ tinh thần của bộ phim.

Trong hai giờ đồng hồ, khán giả bị cuốn theo những màn rượt đuổi nghẹt thở của các siêu xe rong ruổi trên nhiều cung đường và địa hình khác nhau của nước Mỹ, từ Utah đến California. Cuộc đua cũng trở nên thú vị hơn với sự xuất hiện của các kiểu trực thăng và những màn lật xe thót tim.  

"Need For Speed" xoay quanh nhân vật Tobey Marshall (do Aaron Paul, nam diễn viên hai lần đoạt giải Emmy cho diễn xuất trong phim truyền hình Breaking Bad đóng). Tobey là một tay đua đường phố kiệt xuất trong thế giới ngầm, bị gài bẫy và bắt giam với mức án 2 năm tù giam. Vì hoàn cảnh bắt buộc, anh phải tham gia cuộc đua xe đường phố The De Leon. Khi kế hoạch được thực hiện, Dino - kẻ thù của Tobey đã treo thưởng số tiền cực lớn cho bất cứ tay đua nào lấy được mạng anh trong cuộc đua.

{keywords}
Trực thăng không chỉ xuất hiện trong phim mà còn được dùng để quay các màn rượt đuổi từ trên cao

Trong phim, khán giả có thể bắt gặp rất nhiều siêu xe xuất hiện cùng lúc như Koenigsegg Agera R, McLaren P1, Bugatti Veyron Super Sport, GTA Spano, Lamborghini... bên cạnh 'nhân vật chính" là chiếc Ford Mustang 2013. Phim có nhiều cảnh quay hết sức mạo hiểm như ở đường đua The De Leon, siêu xe Saleen S7 đâm vào đuôi chiếc SUV của cảnh sát, hất văng chiếc xe đó; chiếc Mustang bay qua cầu ở Detroit.

{keywords} 

Hầu hết những phim ngày nay đều được thực hiện dựa vào hiệu ứng kỹ xảo, nhưng đối với bộ phim này thì không. Cũng giống như "Act Of Valor", đạo diễn Scott Waugh muốn "Need For Speed" trở nên sống động, chân thực và thuyết phục nhất có thể. Trên 40 máy quay được lựa chọn, trong đó có Canon C500, Arri Alexa, Novo, GoPro, Canon 1D C và những máy quay di động khác. C500 được sử dụng chủ yếu cho những cảnh quay trong phim.


Xem hậu trường ghi hình

“Ghi lại những cảnh hành động bằng máy quay có hai tác dụng. Thứ nhất, tạo phấn khích cho người xem bởi những cảnh dựa vào hiệu ứng kỹ xảo không thể đem đến sự sống động, chân thực cho người xem. Thứ hai, diễn xuất của diễn viên được phát huy tối đa khi họ ở trong môi trường thực. Chúng tôi đã ra đường, di chuyển với tốc độ cao để ghi lại những cảnh quay đua xe trong phim. Tôi muốn khán giả cảm thấy như chính họ đang lái chiếc xe đua với vận tốc 370 km/h”, Waugh chia sẻ.

Hoàng Vy