- Khi sự phẫn nộ từ vụ 231 cái tát trong một ngôi trường ở Quảng Bình còn chưa kịp dịu đi thì những cái tát tương tự bị nghi ngờ là đã diễn ra ở một ngôi trường tiểu học tại Hà Nội lại bùng lên, gây tổn thương cho bao người, cho các cháu học sinh.

Điều cần làm để hạn chế sự ảnh hưởng của nó là có các phương pháp tâm lý – giáo dục khoa học và văn minh chứ không phải bằng các động thái là chồng thêm tổn thương nữa.

Tôi nghĩ như vậy khi đọc bảng hỏi trong cái gọi là Phiếu thăm dò được ngôi trường ở Quảng Bình, nơi mà y lệnh cô Thủy, một giáo viên chủ nhiệm lớp 6, các trò trong lớp đã tát tổng cộng 230 cái tát cộng thêm 1 cái tát chốt của cô lên má một cậu học trò vì em này mắc lỗi.

Ngần ấy cái tát đã khiến cậu học trò phải nhập viện và trở thành sự kiện tin tức nóng hổi trong suốt những ngày qua trên nhiều tờ báo, trong xã hội.

Và rồi, chính các em học sinh lớp 6, những đứa trẻ từng phải tát mỗi em 10 cái vào má bạn cùng lớp theo lệnh của cô giáo, phải trả lời một dãy câu hỏi trong bảng hỏi được phát bởi nhà trường khi nỗi đau trong chính các em, còn chưa đủ thời gian để vơi đi, lắng lại.

{keywords}
 Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy. Ảnh: Văn Được.

Đừng nghĩ chỉ cậu học trò bị tát mới đau mà cả những đứa trẻ được chính cô giáo ban cho đặc ân tát bạn cũng tổn thương. Bạo lực luôn gây tổn thương cho con người, huống hồ những đứa trẻ lớp 6.

Biện minh cho mục đích “điều tra” của bảng hỏi, cô hiệu trưởng nói, việc đó chỉ nhằm để “nắm thông tin”. Tuy nhiên, tôi nghĩ, những thông tin “nắm” được theo cách ép buộc các em phải viết tên mình vào đó chắc chắn là không khách quan và đầy tính ép buộc.

“Em tát vào mặt bạn bao nhiêu cái?”, “Em tát vào mặt bạn nặng hay nhẹ”, “Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không”…. Những câu hỏi được thiết kế như thế này không thể biện minh cho mục đích “nắm thông tin” của cô hiệu trưởng.

Trả lời câu hỏi khảo sát “Sau khi tát bạn N, có bạn nào sợ hãi hoặc khóc không”, tất cả 23/23 cháu học sinh đều có cùng câu trả lời là “Không”, theo Báo Tuổi trẻ ngày 4-12

Tôi rất kinh ngạc với điều này. Nó là dẫn chứng đẹp cho nhà trường vì muốn chứng minh 231 cái tát tuy quá nhiều song không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Câu hỏi đó đã gây ra tổn thương sâu sắc, chà đạp lên những giá trị nhân văn. Nếu câu trả lời này là từ trong tâm của những đứa trẻ thì thật đau đớn khi chúng coi bạo lực là chuyện bình thường và người gây ra bạo lực không có lỗi, không cảm thấy sợ hãi hay day dứt.

Còn nếu câu trả lời này là do định hướng thì còn đau lòng hơn khi những đứa trẻ được dạy bạo lực ngay trong trường học. Trong cả hai trường hợp, đều phản giáo dục và khiến những nhà giáo chân chính phải suy nghĩ.

Bộ câu hỏi trong phiếu khảo sát còn có nhiều câu hỏi có tính chất gợi lại tổn thương, khiến đau đớn đã qua bị tái hiện thêm một lần nữa cho người trả lời là những đứa trẻ còn non nớt, như: Khi bị tát “bạn N có khóc không”, “má bạn N có đỏ không”, “Bạn N có bị chảy máu không” hay “Trước N có bao nhiêu bạn bị tát”.

Đọc và trả lời bảng hỏi, những đứa trẻ buộc phải một lần nữa trải qua diễn biến đau đớn của sự cố mà lẽ ra những thầy cô ở nơi này cần phải biết cách làm cho nó chìm vào quên lãng trong tâm trí những đứa trẻ càng nhanh càng tốt, càng hạn chế được tổn thương trước mắt và lâu dài.

Tâm lý học đã chứng minh rằng, tổn thương là nguồn gốc sinh ra sự sợ hãi và xấu hổ.

Nhiều năm trước tôi đã từng đọc một bài báo về một doanh nhân người Việt bị chấn động tâm lý lâu dài bởi ám ảnh những trận đòn roi của người cha khi anh còn rất nhỏ.

Anh luôn luôn nghĩ mình là đứa - trẻ - tồi - tệ bởi chỉ có những đứa trẻ tồi tệ mới bị đánh như cha anh thường đánh anh. Ám ảnh tội lỗi ấy sẽ đeo đẳng anh mãi mãi nếu anh không may mắn gặp được một chuyên gia trị liệu tâm lý tại một khu rừng ở miền tây Australia.

Bằng những bài tập trị liệu kỳ công, vị chuyên gia tâm lý ấy đã hướng anh không chỉ xóa bỏ ký ức hận thù về người cha mà quan trong hơn là tha thứ cho chính mình, cho đứa - trẻ -tồi- tệ bấy lâu vẫn tồn tại trong anh và ám ảnh anh trong vô vọng lối thoát.

Những đứa trẻ rồi sẽ tha thứ cho cô Thủy, tôi hy vọng là vậy. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng sẽ phải học tha thứ cho chính mình bằng các biện pháp giáo dục từng bước một, khoa học và nhân văn từ những thầy cô ở ngôi trường đó.

Hãy làm gì để những tổn thương dần được xoa dịu, để không trở thành vết hằn trong ký ức “sợ hãi và xấu hổ”. Hãy đừng chất thêm một chuyện buồn khi mà sự cố đau lòng còn chưa kịp nguôi ngoai.

Đặng Huyền

Cái tát và triết lý giáo dục

Cái tát và triết lý giáo dục

Tôi cho rằng, xứng đáng ban bố trình trạng khẩn cấp cho tình trạng giáo dục Việt Nam hiện nay.

Khi cuộc sống đã tiến lên, giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ cũ?

Khi cuộc sống đã tiến lên, giáo dục vẫn giẫm chân ở chỗ cũ?

Tụt hậu của đất nước, về phương diện nào đó, chính là tụt hậu về giáo dục, mà trước tiên là chậm đổi mới giáo dục.  

Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

“Tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép vần, ngữ pháp, văn phạm sau.”

Giáo dục 'chạy' và 'phi lý Hà Giang'

Giáo dục 'chạy' và 'phi lý Hà Giang'

Thật đáng lo ngại khi căn bệnh này di căn đến một bộ phận học trò quen được bao cấp từ thứ văn hoá “chạy” mà người lớn, bậc cha mẹ ban tặng.  

Trường thu phí cao thì giáo dục nhân cách cho các em ra sao?

Trường thu phí cao thì giáo dục nhân cách cho các em ra sao?

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Lê Ngọc Quang cũng tâm tư, trường thu phí cao tới 10-20 triệu, nặng về thương mại hóa thì giáo dục nhân cách cho các em ra sao? Nhân cách không thể như thị trường có mua và bán.