- Chỉ có những người trong cuộc như Ông Võ Văn Sung mới biết tường tận những kỷ niệm, những sự kiện rất hệ trọng đã từng xảy ra.

Bài học độc lập-tự chủ ta phải tự quyết định số phận của mình
Gây thù hận, cản trở hoà hợp là có tội với tương lai

Ngành Ngoại giao Việt Nam vừa nhận một tin buồn: Nhà Ngoại giao lão thành Võ Văn Sung đã từ giã chúng ta. Ông là chứng nhân hiếm hoi còn lại trong số những thành viên phía Việt Nam trong cuộc đàm phán bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger năm 1971 – 1972; Là thành viên cuối cùng trong đoàn 5 đại biểu chính thức của Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong lễ ký kết Hiệp định Paris năm 1973; Là sáng lập viên, chứng nhân cuối cùng của Hội Hữu nghị Việt-Pháp được thành lập năm 1955 theo chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

{keywords}
Ông là chứng nhân hiếm hoi còn lại trong số những thành viên phía Việt Nam trong cuộc đàm phán bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger năm 1971 – 1972; Là thành viên cuối cùng trong đoàn 5 đại biểu chính thức của Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong lễ ký kết Hiệp định Paris năm 1973; Là sáng lập viên, chứng nhân cuối cùng của Hội Hữu nghị Việt-Pháp.

Ông Võ Văn Sung sinh năm 1928, ở Thừa Thiên-Huế. Tham gia Cách mạng từ thời kỳ tiền khởi nghĩa khi còn là một học sinh trung học, Ông đã hoà mình vào sự kiện Cách mạng tháng 8 vĩ đại giành độc lập dân tộc. Ngay sau đó với nhiệt huyết tuổi thanh niên, Ông xung phong trong đoàn quân Nam tiến vào mặt trận Nha Trang ngăn bước xâm lăng của thực dân Pháp tháng 10 năm 1945.

Cuối năm 1946 Ông được trên giao làm Trưởng ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Khánh Hoà lúc chỉ mới 18 tuổi và cử vào hoạt động vùng địch chiếm trong những điều kiện vô cùng gian khổ, hiểm nguy. Tờ báo “Thắng” (tiền thân của báo Khánh Hoà) do Ông làm chủ bút đã lưu lại như một chứng cứ về truyền thống đấu tranh kiên cường của quân và dân Nha Trang-Khánh Hoà ngày ấy.

Sau ký kết Hiệp định Geneva, từ năm 1955 Ông tập kết ra miền Bắc và được phân công về công tác trong ngành Ngoại giao, trở thành người phụ trách đầu mối đối ngoại với Pháp và Tây Âu. Từ đó, như một nhân duyên, Ông trở thành một chuyên gia hàng đầu về quan hệ Việt-Pháp.

Trong hoàn cảnh lúc đó chưa thể có quan hệ thân thiện rộng rãi với các nước phương Tây, Ông đã góp phần khơi thông thành lập cơ quan đại diện đầu tiên của nước ta tại Pháp, lúc đầu là dưới hình thức Đại diện thương mại, sau này được Tổng thống De Gaulle ủnghộ nâng lên Cơ quan Tổng Đại diện Chính phủ Việt Nam vào năm 1966.

Ông trở thành nhà ngoại giao Việt Nam đầu tiên của Việt Nam đến Pháp từ đầu thập niên 1960, góp phần vào những bước tiếp xúc sơ bộ để chuẩn bị cho cuộc đàm phán Paris nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, Ông được lãnh đạo Việt Nam tin cậy giao là phó vụ trưởng Vụ Hai, kiêm tổ trưởng “Tổ bước đi” trong Vụ Hai. Đây là một Vụ đặc biệt của ngành Ngoại giao Việt Nam được thành lập năm 1968 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thường trực Bộ Chính trị, nhằm nghiên cứu đề xuất chiến lược, sách lược trong Đàm phán Paris [1].

Cuối năm 1971, Ông được giao nhiệm vụ sang Paris làm Tổng Đại diện Chính phủ VNDCCH, trên thực tế là để tham gia các cuộc đàm phán bí mật, do đại diện toàn quyền của hai bên Việt-Mỹ là các ông Lê Đức Thọ và Henri Kissinger dẫn đầu, nhằm thảo luận và giải quyết các vấn đề thực chất của cuộc đàm phán Paris. Các cuộc nói chuyện bí mật đã đưa đến dự thảo Hiệp định Paris cuối năm 1972 nhằm mở đường cho Mỹ rút quân và tạo tiền đề cho nhân dân ta tiến tới giành độc lập, thống nhất đất nước.

Có thể nói, Ông là một trong số ít chứng nhân lịch sử đã trực tiếp tham gia suốt 5 năm mở mặt trận Ngoại giao “vừa đánh-vừa đàm”, phối hợp với các mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, từng bước tiến tới thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến vì độc lập thống nhất Tổ quốc.

Cuối tháng 12/1972 do dự đoán trước việc Mỹ tiến hành chiến dịch Linebaker 2, dùng máy bay B52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, lãnh đạo Việt Nam đã giao cho Ông thúc đẩy các hành động đấu tranh dư luận quốc tế phối hợp với cuộc chiến đấu trong nước góp phần phát huy thắng lợi của chiến dịch "Điện Biên phủ trên không" huyền thoại, buộc phía Mỹ phải chấp nhận văn bản Hiệp định có lợi cho ta.

Ông là một trong 5 thành viên chính thức đoàn VNDCCH trong sự kiện ký kết Văn bản Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, một mốc son chói lọi, đỉnh cao của Ngoại giao Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Ngay khi các đoàn đàm phán Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lên đường về nước, Ông được giao nhiệm vụ tiếp tục làm đầu mối từ Paris tiếp xúc với phía Hoa Kỳ để duy trì các cơ hội thảo luận thúc đẩy thực hiện Hiệp định Paris và giải quyết quan hệ song phương giữa hai nước. Trên cơ sở đó, Ông tham gia chuẩn bị và tổ chức cuộc gặp bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger sau Hiệp định và ký kết bổ sung các văn bản song phương Việt-Mỹ tháng 5 và tháng 6 năm 1973, thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định Paris. Trong tình hình phía chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngoan cố chống việc thành lập Chính phủ liên hợp ba phái hoà bình thống nhất đất nước,  phía lực lượng kháng chiến Việt Nam buộc phải chuyển sang chuẩn bị tổng tiến công.

Sau chiến dịch thăm dò tháng giêng năm 1975 giành thắng lợi tại tỉnh Bình Long, theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam Ông đã cùng các cán bộ chuyên trách của ta ở phương Tây thu thập thông tin tình báo, nghiên cứu phân tích góp phần giúp lãnh đạo đưa ra nhận định chính xác khả năng phản ứng của phía Hoa Kỳ, từ đó ra quyết định tổng tiến công, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975.

Trong những ngày tháng lịch sử đó, với tư cách là Bí thư Ban Cán sự Đảng tại Pháp, Ông được giao nhiệm vụ điều phối cuộc đấu tranh chính trị-ngoại giao ở Paris và tây Âu, phối hợp nhịp nhàng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Miền Nam Việt Nam, góp phần cô lập chế độ Nguyễn Văn Thiệu, tạo sự ủng hộ thuận lợi của dư luận thế giới đối với chiến dịch Hồ Chí Minh.

Từ sau khi có Hiệp định Paris, Ông trở thành Đại sứ đầu tiên của VNDCCH và CHXHCNVN tại Pháp, Bỉ, Hà lan, Luychxembua. Trong 10 năm liên tục công tác ở Paris, Ông đã thay mặt Chính phủ ta đàm phán ký kết thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 20 quốc gia trên thế giới, mở các cánh cửa mới trong quan hệ với phương Tây và các nước khác ngoài khối Xã hội chủ nghĩa. Đây có lẽ cũng là một “kỷ lục” rất độc đáo đối với các nhà Ngoại giao Việt Nam từ trước đến nay.

{keywords}
Ông được Tổng thống Pháp tặng Huân chương Quốc công hạng nhất.

Trong những năm 1980, là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, trong lúc Việt Nam bị bao vây cấm vận gặp vô vàn khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” về kinh tế-chính trị-xã hội, một lần nữa không biết mệt mỏi, Ông lại sát cánh cùng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch xông pha xây dựng ngành kinh tế đối ngoại Việt Nam.

Một loạt kiến nghị đầy sáng tạo của ngành Ngoại giao về cơ chế thị trường và chính sách mở cửa hội nhập đã hình thành từ các cuộc thảo luận, thậm chí tranh luận gay gắt hồi đó giữa các chuyên gia và cả trong các nhà hoạch định chính sách. Ông tâm sự trong cuốn hồi ký “Câu chuyện trái nghề” [2] khi các cán bộ Ngoại giao Việt Nam trở thành lực lượng tiên phong tích cực đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, lúc đó còn rất mới mẻ và dường như còn là “nghề tay trái” đối với Ngoại giao Việt Nam.

Ngày nay các khái niệm “quy luật giá trị”, “cơ chế thị trường” trở thành rất dễ hiểu, nhưng ngày đó đã có những tranh luận khó khăn, thậm chí nâng lên mức “quan điểm, lập trường”, khiến không phải ai cũng dám mạnh dạn phát biểu góp ý thẳng thắn.

Ông nói rằng Ông đã làm được việc đó, vì suốt 17 năm công tác ở Pháp, Ông đã không chỉ làm nhà Ngoại giao, mà còn dành thời gian tự học về kinh tế, để có những kiến thức rất cần thiết, phát huy được đúng lúc. Hiệp định Paris vừa được ký kết, Ông đã tập hợp các nhóm chuyên gia, trí thức người Việt Nam tại Pháp nghiên cứu đề xuất chính sách xây dựng kinh tế thời hậu chiến, ví dụ như: dự thảo luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên; chiến lược mới cho ngành du lịch Việt Nam v.v.

Một yếu tố giúp Ông vượt qua mọi trở ngại là có sự chỉ đạo trực tiếp rất tâm đắc và quyết đoán của ông Nguyễn Cơ Thạch, người lãnh đạo ngành Ngoại giao lúc bấy giờ. Hơn nữa Ông luôn được các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng các nhiệm kỳ nối tiếp ủng hộ, lắng nghe, như Tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh.

Năm 1988, Ông được bổ nhiệm là Đại sứ CHXHCNVN tại Nhật Bản trong nhiệm kỳ ngoại giao cuối cùng của mình. Vốn từ lâu nghiên cứu về Nhật Bản như một đất nước có quá trình phát triển kinh tế thần kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và chính là người từng đàm phán ký kết thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản vào tháng 9 năm 1973 tại Paris, lần này Ông nhanh chóng tạo lập được mối quan hệ hiểu biết chân thành với nhiều chính khách Nhật Bản. Họ đã ủng hộ ý tưởng nhạy bén khi Ông đề xuất tái khởi động chương trình ODA đưa hợp tác kinh tế 2 nước lên một tầm cao mới.

Nhiệm kỳ Đại sứ cuối cùng của Ông kết thúc được đánh dấu bằng việc Nhật Bản chính thức thông báo một chương trình dài hạn từ năm 1992 liên tục viện trợ, cho vay ưu đãi vốn phát triển ODA. Bắt đầu từ ngày ấy, 25 năm đã qua, Nhật Bản luôn là nước cung cấp ODA lớn nhất và hiệu quả nhất, tác động mạnh mẽ làm thay đổi toàn diện các ngành kinh tế mũi nhọn và đặc biệt là hệ thống hạ tầng Việt Nam như: đường cao tốc, cầu cảng, nguồn năng lượng.

Khi còn chút sức lực, Ông luôn gắng tham gia các hoạt động củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là 03 nước vốn từng đối đầu với Việt Nam.

Sau khi nghỉ hưu năm 1993, dù sức khoẻ kém không thể thường xuyên gặp mặt, nhưng Ông đã chọn cách cần mẫn, thầm lặng nghiên cứu, viết bài, in sách, gồm cả hồi ký và sách nghiên cứu.

Ông là tác giả của 5 đầu sách, trở thành những bài học vô giá cho các nhà Ngoại giao Việt Nam thế hệ kế tiếp. Đó là tập “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris”[3] về những ngày tháng bà con Việt kiều yêu nước và các cán bộ Việt Nam tại Pháp hướng về quê hương cùng phối hợp với chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Miền Nam, giành độc lập thống nhất hoàn toàn non sông đất nước năm 1975; Là những “Suy ngẫm về trường phái Ngoại giao Hồ Chí Minh” [4] hết sức sâu sắc và độc đáo mà chúng ta hay gọi cách khác là tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Là về “Vụ Hai” như là một tổ chức ngoại giao đặc biệt “có một-không hai” trong lịch sử Ngoại giao Việt Nam, hoạt động trong những điều kiện tuyệt đối bí mật trong giai đoạn chuẩn bị và xúc tiến Hội nghị Paris, trong đó chỉ có những người trong cuộc như Ông mới biết tường tận những kỷ niệm, những sự kiện rất hệ trọng đã từng xảy ra.

Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, Ông được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Với công sức đóng góp xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc, Ông được Nhật Hoàng tặng Huân chương Mặt trời mọc Sao vàng-Sao bạc; Tổng thống Pháp tặng Huân chương Quốc công hạng nhất.

Dù vậy Ông luôn tự coi mình chỉ như là một người chiến sĩ xung kích ngoại giao, với niềm hạnh phúc và tự hào được đại diện cho Tổ quốc Việt Nam đi đầu trên mặt trận đối ngoại đấu tranh và xây đắp cho tình hữu nghị giữa các dân tộc, kết nối quan hệ con người với con người như Ông từng định nghĩa và luôn tâm đắc: “Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh là ngoại giao của tấm lòng”.

Trong một bài viết, khó có thể kể hết những sáng kiến, những tư duy hành động sáng tạo đầy hiệu quả của nhà ngoại giao Võ Văn Sung suốt những năm tháng gian khổ cho tới khi mở được cánh cửa Đổi mới của đất nước. Từ những đóng góp đó, ông được đồng nghiệp ví như một cây đại thụ trong ngành. Nay dù khuất núi, nhưng bóng cây vẫn dường như toả mát lối đi cho các nhà ngoại giao tiếp bước trên con đường đi tới tương lai sáng lạn.

Tuần Việt Nam

Ký ức Geneva qua lời kể của nhân chứng cuối cùng

Ký ức Geneva qua lời kể của nhân chứng cuối cùng

 Đại tá Hà Văn Lâu – nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói được nhận danh hiệu này là một may mắn lớn đối với ông, khi mà ông đã ở tuổi 97.

Hiệp định Geneva: Những gì để lại cho hôm nay?

Hiệp định Geneva: Những gì để lại cho hôm nay?

- Bài học lớn nhất, bao quát nhất nhìn từ Hiệp định Geneva sau 60 năm là bài học về tinh thần độc lập tự chủ. Ngoài ra, phải hiểu cả những toan tính của “đồng chí”, “đồng minh”, không mơ hồ và ảo tưởng.

Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam

Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam

Có nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến tranh Đông Dương đã “lồng vào cuộc xung đột toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây”.

“Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”

“Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”

Nhìn lại cuộc đàm phán lịch sử 45 năm trước có thể thấy “Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”.  

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

Các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thuộc nằm lòng những nguyên tắc vàng trong việc lựa chọn địa điểm đàm phán.

Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?

Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?

Trên thực tế, mỗi bên lại ủng hộ những điều khoản nằm trong lợi ích của mình.

Hòa đàm Paris 1968: Áp lực gia tăng

Hòa đàm Paris 1968: Áp lực gia tăng

Để giải quyết các vấn đề của mình, Humphrey không nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía tống thống.

Hòa đàm Paris 1968: 'Hãy đừng bị lừa dối'

Hòa đàm Paris 1968: 'Hãy đừng bị lừa dối'

Harriman "tin rằng việc Tổng thống không dừng ném bom miền Bắc Việt Nam vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 là một bi kịch lịch sử với những hậu quả có thể rất rộng lớn".

Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn

Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn

Liên quan đến hòa đàm Paris, những ngày cuối của nhiệm kì Tổng thống, Johnson xoay đổi hướng giữa hiếu chiến và kiềm chế, phản ánh những chia rẽ trong các cố vấn chính sách của ông và cả nước Mỹ.

Hòa đàm Paris và 'kẻ xúi bẩy' đằng sau Johnson

Hòa đàm Paris và 'kẻ xúi bẩy' đằng sau Johnson

Việc chọn Harriman đứng dầu đàm phán bị Rostow nhìn nhận với thái độ thù địch.

Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?

Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?

Trong khi Rostow cho rằng phải đẩy Thiệu lên tuyến đầu của đàm phán thì Harriman tin rằng Mỹ và Bắc Việt Nam là hai thành phần chính trong đàm phán.

Hòa đàm Paris 1968: Trò chơi hai cấp độ?

Hòa đàm Paris 1968: Trò chơi hai cấp độ?

Nhìn lại Hòa đàm Paris, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng, "mức độ các cơ hội bị bỏ lỡ thực sự là không thể tin được."

 

-------
Tham khảo:

[1] Võ Văn Sung, trong sách Cuộc đàm phán lịch sử Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao - Bộ Ngoại giao. Chủ biên:
Phạm Bình Minh, NXB CTQG, Hà Nội, 2009, trang 89-101.

[2] Võ Văn Sung, Câu chuyện trái nghề, NXB Thanh niên, 2010. (PTTg Vũ Khoan đề tựa)

[3] Võ Văn Sung, Chiến dịch HCM giữa lòng Paris, NXB QĐND, 2005 (tái bản 2 lần-Bộ trưởng Nguyễn Duy Niên Đề tựa).

[4] Võ Văn Sung, Suy ngẫm về trường phái Ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB CTQG, 2010 (tái bản 1 lần).