Nói thế để thấy ý nghĩa không hề nhỏ của sự kiện lãnh đạo “vi hành” xuống phố, ra đồng, ghé chợ tìm hiểu việc thường ngày của dân như ăn phở, uống café sáng, trồng bán rau sạch… và đôn đốc, tìm giải pháp cho những vấn đề bức thiết.

Tổng thống Barack Obama vào quán bình dân, ngồi ghế nhựa, ăn bún chả, uống bia chai ở Hà Nội; nguyên Thủ tướng Anh David Camẻron hí húi dọn đồ đạc từ nhiệm sở về nhà riêng; tỷ phú Bill Gate rửa bát mỗi tối; thứ trưởng đi làm bằng taxi… và mới nhất, chuyện Thủ tướng cùng đoàn công tác Chính phủ ăn phở và uống café đá Sài Gòn được báo chí loan đi, được xem là tin “nóng” hôi hổi.

Cho dù ở đâu đó, có thể thiên hạ xem chuyện này bình thường như cơm bữa, ai chẳng phải thế, trái với chuyện đó mới là… nóng, mới là “đề tài” cho câu view, giật tit, mặt tiền trang nhất, ngự đỉnh trang chủ.

{keywords}

Thủ tướng ăn phở và uống cà phê đá 8.000 đồng ở Sài Gòn.

Ở ta, kể ra cũng có vài chuyện tương tự từng được nói đến. Như ông bí thư tỉnh nọ ngày nghỉ đội mũ cối, đi xe máy xuống xã nắm tình hình. Lại có vị đi ra trưởng thành ăn to nói lớn nhưng vẫn giữ thói quen sáng trưa chiều tối đi qua vùng quê ấy là phải “đánh” bằng được món bánh mướt, thịt gà xáo nức tiếng gần xa.

Nhưng nói chung rất ít người giữ được hay dám giữ lại những điều bình thường, quen thuộc, dân giã ấy. Bằng cách nào đó, không ai bảo ai, họ thường tự tạo cho mình một cách sống khác, xa lạ với chính mình và nhiều người xung quanh, kể cả trong… gia đình, họ hàng, xóm mạc, kiểu như những “quan dạng”, những người làm ra những "chính sách ở… trên trời” lâu nay vẫn thấy.

Đúng như TS. Vũ Ngọc Hoàng, một "người trong cuộc", từng nhận xét: “… Không ít người chỉ cần sau một cuộc bỏ phiếu hoặc sau một quyết định phong chức, họ có thể bỗng nhiên khác hẳn, họ bắt tay theo kiểu khác, chào hỏi kiểu khác, dáng đi bệ vệ hơn, nói năng ra oai hơn..."*

Thế nên khi đọc tin về “quán bún chả Obama” cách nay ít lâu, nhiều “thực khách” sang trọng lâu nay hẳn đã phải giật thót một đôi lần? 

Và hẳn cũng không có chuyện ai đó rời nhiệm sở lại tự mình “bốc vác” hành trang về nơi “dân vạn đại”; việc ấy đã có em út, cấp dưới lo liệu chu toàn. 

Cũng không có chuyện ai đó quen làm việc to, nghĩ việc “vĩ mô” bây giờ lại đi tìm những khoảnh khắc khơi gợi, cổ vũ sự sáng tạo, quyết đoán trong lúc… rửa bát mỗi tối, khi người nhà, cháu con, tòa ngang, dãy dọc đuề huề ra đó?

Còn chuyện các VIP đi làm bằng… xe dân mới đây thì hẵng biết, rằng là khoán như thế, bắt đầu như thế, còn được bao lâu, lan tỏa đến đâu vẫn phải nín chờ. 

Nói thế để thấy ý nghĩa không hề nhỏ của sự kiện lãnh đạo “vi hành” xuống phố, ra đồng, ghé chợ tìm hiểu việc thường ngày của dân như ăn phở, uống café sáng, trồng bán rau sạch… và đôn đốc, tìm giải pháp cho những vấn đề bức thiết đặt ra hàng ngày, hàng giờ, bắt đầu từ hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đó phải chăng là sự trở về, trở lại gần gũi đúng lúc, đúng nơi, thiết thân, tin cậy với người dân thôn quê, đường phố và khu công nghiệp tập trung… của những người “công bộc” của dân theo đúng nghĩa gốc của từ này?

Châu Phú