- “Hãy tưởng tượng bạn lên tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngủ một đêm và tỉnh dậy đã ở Bangkok, hay ở Yangon vài ngày sau đó”.

Hệ thống đường sắt hiện không xuất hiện trên bức tranh du lịch tại Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), nhưng thực tế này có thể thay đổi trong 10 năm tới, khi các kế hoạch xây dựng nhiều tuyến đường mới và kết nối với mạng lưới đường sắt sẵn có đang dần định hình tại 6 quốc gia thành viên.

Một báo cáo trên trang mạng của GMS đang thách thức các độc giả: “Hãy tưởng tượng bạn lên tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngủ một đêm và tỉnh dậy đã ở Bangkok, hay ở Yangon”. Hiện đây chưa phải là một thực tế tại GMS, nhưng các chuyên gia và quan chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tin rằng có thể biến giấc mơ thành hiện thực vào năm 2020.

Jamie Leather, một chuyên gia vận tải thuộc ADB, quan chức phụ trách Hiệp hội Đường sắc GMS (GMRA), cho biết: “Các kết nối đường sắt trong GMS có thể là một nhân tố thay đổi cuộc chơi xét về khía cạnh thương mại và vận tải nội khu vực và liên khu vực đối với Đông Nam Á, giảm thời gian và chi phí đi lại, trong khi tăng độ tin cậy và khối lượng vận tải”.

Trong những năm gần đây, lãnh đạo các nước GMS đã ghi nhận rằng đường sắt là phương tiện vận tải hiệu quả nhất trong khu vực.

GMS luôn đặt một trọng tâm lớn vào phát triển hệ thống đường bộ, và sự chế ngự của việc đi lại bằng đường không giá rẻ là chìa khóa thúc đẩy du lịch trong các nước thành viên. Nhưng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng vận tải đường bộ và đường không không đáp ứng tiêu chí bền vững về môi trường. Vì vậy, cần các giải pháp thay thế và xây dựng các tuyến đường sắt xuyên biên giới GMS.

Thách thức đặt ra là làm thế nào kết nối các hệ thống không có cùng kích cỡ đường ray và ở mức độ phát triển khác nhau. Tiểu vùng Mekong gồm 6 quốc gia, với các hệ thống đường sắt của riêng mình, nhưng tiêu chuẩn và mức độ tiện nghi vẫn còn thấp. Lào hiện chỉ có một tuyến đường ngắn từ thủ đô đến biên giới với Thái Lan, trong khi Trung Quốc đang đầu tư một tuyến mới Bắc – Nam, Luang Namtha – Viêng Chăn).

Một thách thức khác là tìm nguồn tài trợ khổng lồ này ở đâu.

Các chính phủ GMS coi đầu tư vào các tuyến đường sắt là một cơ hội để thúc đẩy thương mại Tiểu vùng, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và tự vệ trước những thất thường của các chi phí nhiên liệu. Khung chiến lược của Chương trình Hợp tác Kinh tế GMS 2012-2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng tất cả các nước trong GMS được kết nối với mạng lưới đường sắt GMS vào năm 2020.

Thách thức về du lịch trên sông Mekong

Với chiều dài 4.350km, sông Mekong chảy từ Trung Quốc xuống Việt Nam, len lỏi qua 6 quốc gia, tạo ra các vùng trồng trọt phì nhiêu, màu mỡ, cùng nhiều truyền thống và kinh nghiệm khác nhau. Và trong nhiều cộng đồng sinh sống ở hai bên bờ con sông này, du lịch dựa trên sông đang nổi lên là một lĩnh vực tiềm năng lớn.

Jens Thraenhart, giám đốc điều hành hãng Mekong Tourism, cho biết cơ hội để phát triển du lịch trên sông nước là rất tiềm năng bởi mọi người đang muốn có một trải nghiệm để đời và vùng Mekong có thể đem đến sự trải nghiệm đó. Ông cho biết Mekong Tourism “đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp du lịch sông nước để đón nhận hơn 4 triệu du khách vào năm 2020”.

Tuy nhiên, Pierre-Andre Romano, tổng giám đốc EXO Cambodia, bày tỏ lo ngại rằng lượng du khách đông như vậy có thể dẫn tới quá tải đối với sông Mekong và gây tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được quản lý đúng cách. Ông nói thêm rằng cần những khoản đầu tư rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp, như các hệ thống cầu cảng…

Nhìn từ góc độ khác, Christopher Gramsch, tổng giám đốc của Khiri Lào, cho biết phát triển du lịch sông nước tại Lào đang ngày càng khó khăn bởi số lượng các con đập đang được xây dựng tại nước này, với mục tiêu trở thành “thỏi pin” của Đông Nam Á”. Gần đây, Lào đã thông báo các chuyến du ngoạn bằng tàu tại Nam Ou không thể hoạt động từ Muang Khua và Muang Ngoi.

Ông Gramsch bày tỏ: “Dường như lĩnh vực năng lượng quan trọng hơn môi trường sinh thái và những chuyến du ngoạn trên sông”. Các con đập đang tác động đến lĩnh vực du lịch, vốn là kế sinh nhai của không ít người sống ven con sông này./.

Diệu An

GMS – mô hình hợp tác và hội nhập khu vực thành công nhất ở châu Á

GMS – mô hình hợp tác và hội nhập khu vực thành công nhất ở châu Á

Sau hơn 2 thập kỷ hoạt động, chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã chứng tỏ là mô hình hợp tác và hội nhập khu vực thành công nhất ở châu Á.

Sông Mekong: Vấn đề cũ, nỗi lo mới

Sông Mekong: Vấn đề cũ, nỗi lo mới

Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động trong cả hai cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam.

Sợi dây kết nối bền chặt của 6 nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Sợi dây kết nối bền chặt của 6 nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, các dòng sông khu vực và sông Mekong-Lan Thương là mạch nguồn gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của các quốc gia, người dân 6 nước trong tiểu vùng.

Thủ tướng và lãnh đạo GMS khai mạc triển lãm ảnh hợp tác tiểu vùng Mekong

Thủ tướng và lãnh đạo GMS khai mạc triển lãm ảnh hợp tác tiểu vùng Mekong

Chiều nay, Thủ tướng cùng lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc… khai mạc triển lãm ảnh “25 năm hợp tác tiểu vùng Mekong”.

Để Tiểu vùng Mekong thành điểm đến du lịch của thế giới

Để Tiểu vùng Mekong thành điểm đến du lịch của thế giới

Tiểu vùng Mekong với những lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch có thể trở thành bếp ăn của thế giới, điểm đến du lịch toàn cầu…

Giao thông VN với 5 nước tiểu vùng Mekong 'dễ như đi chợ'

Giao thông VN với 5 nước tiểu vùng Mekong 'dễ như đi chợ'

Phát triển hạ tầng giao thông, kết nối vận tải sẽ góp phần thúc đẩy Tiểu vùng Mekong thành khu vực thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững.

Quan chức Mekong bàn chiến lược hợp tác giao thông, du lịch, môi trường

Quan chức Mekong bàn chiến lược hợp tác giao thông, du lịch, môi trường

Hôm nay, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).