- John McCain là hiện thân của những gì người ta hy vọng ở một chính trị gia, nhưng hiếm có. Ông là người đã đặt nguyên tắc lên trên lòng trung thành với đảng phái, và đặt lợi ích công lên trên lợi ích cá nhân.

Năm ngoái, John McCain đã được nhận Huân chương Tự do của Trung tâm Hiến pháp Quốc gia vì cam kết với các ý tưởng cao cả. Trước ông, chỉ có hai người được nhận Huân chương này là Nelson Mandela và Đạt lai Lạt ma. Những gì McCain từng nói là chỉ dẫn về con người ông và phẩm cách lãnh đạo của ông.

{keywords}
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Joe Lieberman và John McCain nói chuyện tại Washington năm 2008. Ảnh: Reuters.

McCain nói rằng những người “từ bỏ các lý tưởng của mình” và đặt chúng ta chống lại người khác “là không yêu nước”. “Chúng ta là những người trông coi các ý tưởng đó”. Ông kết luận: “Tôi đã được truyền cảm hứng bởi việc phục vụ những người yêu nước giỏi hơn tôi. Tôi đã thấy nhiều người Mỹ hy sinh cho đất nước mình và các sự nghiệp của đất nước, cho những người có còn xa lạ với họ nhưng vì nhân loại chung, những sự hy sinh còn khó khăn hơn là sự phục vụ mà tôi được yêu cầu. Tôi đã thấy việc tốt mà họ làm, những tính mạng mà họ giải phóng khỏi sự độc tài và bất công, niềm hy vọng mà họ thắp nên, và những giấc mơ mà họ đã biến thành hiện thực”.

Nói theo một cách nào đó, McCain không hẳn là một người bảo vệ nhân loại thông thường. Ông là con trai của một đô đốc Hải quân Mỹ và máy bay của ông bị bắn hạ khi đang thực hiện đánh bom trên bầu trời Hà Nội.Sau đó ông đã bị giam giữ một vài năm.

Sự việc khiến ta hiểu sâu hơn về con người này bắt đầu khi Việt Nam đồng ý trả tự do cho ông nhờ vị thế của cha. McCain đã nói rằng ông sẽ vẫn ở lại nếu các phi công người Mỹ khác cùng tham chiến vẫn chưa được thả.

Khi chiến tranh kết thúc, ông được trả về Mỹ, McCain đã không dùng sự cay đắng để đáp trả thời gian bị cầm tù, mà đáp lại bằng một quyết tâm giải quyết nguyên nhân chia rẽ giữa Việt Nam và Mỹ dẫn tới chiến tranh. Cùng với người bạn thượng nghị sĩ và cũng là một cựu binh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam John Kerry, McCain đã làm nhiều hơn bất kỳ người Mỹ nào có thể làm để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

{keywords}
Năm 1996, McCain (thứ ba từ trái sang) đến Việt Nam và gặp lại ông Mai Văn Ổn, một trong những người đã cứu ông từ hồ Trúc Bạch khi McCain phải nhảy dù xuống đây năm 1967. Ảnh: AP.

McCain không mắc nhiều lỗi trong sự nghiệp của mình, nhưng ông đã nhận trách nhiệm về các lỗi mình gây ra. Ông trở lại để chứng kiến và nói rằng cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là sai lầm. Và ông công khai thể hiện sự hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho cuộc xâm lược của Mỹ tại Iraq vào năm 2003. Một trong những ví dụ rõ nhất về việc ông tuân thủ nguyên tắc là trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008. Ông đối đầu với ứng cử viên Barack Obama, người mà rất nhiều người trong đảng của ông cho là có âm mưu Hồi giáo nhằm hủy hoại nước Mỹ từ bên trong. Khi được hỏi một câu về tác động đó trong chiến dịch tranh cử, McCain đã ngay lập tức phản đối, và khẳng định rằng Obama là một người Mỹ nghiêm túc và tận tâm.

McCain là một người Cộng hòa và hầu hết các quan điểm chính trị của ông đều phù hợp với quan điểm của đảng Cộng hòa. Nhưng ông nhất quyết không để cho lòng trung thành với đảng phái đó ảnh hưởng tới quyết định của mình về cách chính trực nhất để làm chính trị.

Trong đảng, ông là người chỉ trích công khai nhất Tổng thống Donald Trump về thái độ không thèm đếm xỉa đến truyền thống và thiếu tôn trọng các thể chế và luật pháp. McCain không ngừng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã không đi đầu thế giới trong sự nghiệp tự do. McCain nói: “Từ bỏ các lý tưởng mà chúng ta đã thúc đẩy trên khắp địa cầu, từ bỏ các nghĩa vụ của một người lãnh đạo thế giới và nghĩa vụ của chúng ta phải duy trì ‘niềm hy vọng tốt nhất cuối cùng của trái đất’ chỉ vì chủ nghĩa dân tộc giả mạo và nửa vời… là không yêu nước, giống như gắn với bất kỳ giáo điều nào khác trong quá khứ”.

John McCain ra đi, nước Mỹ đã mất đi một người lãnh đạo vĩ đạo, và Việt Nam mất đi một người bạn thực sự. McCain đã học từ người Việt Nam về lòng vị tha, về nhân loại của chúng ta, về thảm kịch có thể xảy ra khi các nước mạnh tìm cách dọa nạt những nước nhỏ hơn. Các chuyến thăm lại Việt Nam của ông là một sự chuộc tội vì ông đã giúp kéo hai nước cựu thù xích lại gần nhau hơn. Ông nói: “Không gì trong cuộc sống làm cho mình tự do hơn là chiến đấu vì một sự nghiệp lớn hơn chính mình, cái vây quanh bạn, nhưng không được quyết định bởi mỗi sự tồn tại của bạn”.

Tom Patterson, GS Chính phủ và báo chí trường ĐH Harvard, thành viên Hội đồng quản trị Viện Michael Dukakis

TNS John McCain nói về "một chuyện đáng xấu hổ!"

TNS John McCain nói về "một chuyện đáng xấu hổ!"

Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.

John McCain kể về 2 lần gặp Tướng Giáp

John McCain kể về 2 lần gặp Tướng Giáp

 Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, người từng bị bắt khi tham chiến ở Việt Nam, ngày 6/10 vừa qua đã có bài viết trên tạp chí Wall Street, kể về 2 lần gặp Tướng Giáp.

 

Mảnh ghép Việt Nam trong cuộc đời Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain

Mảnh ghép Việt Nam trong cuộc đời Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain

Từng dành 6 năm cuộc đời ở Hà Nội, cố nghị sĩ John McCain – một cựu tù binh chiến tranh - đã đóng góp nhiều nỗ lực trong việc vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 

Nhà Trắng treo cờ rủ, dân Mỹ tưởng nhớ ông John McCain

Nhà Trắng treo cờ rủ, dân Mỹ tưởng nhớ ông John McCain

Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 25/8 đã ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng để tưởng nhớ Thượng nghị sĩ John McCain, người vừa qua đời ở tuổi 81.

Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain

Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain

Thượng nghị sĩ John McCain từng tham chiến ở Việt Nam và bị bắt làm tù binh. Ông đã có đóng góp to lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John McCain qua đời

Thượng nghị sĩ John McCain qua đời

John McCain, tù binh chiến tranh, cựu ứng viên Tổng thống và là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất trong thời của ông đã qua đời ở tuổi 81 vì ung thư não.