- Trong vai đạo diễn chính trong mối quan hệ Nga-Mỹ, ông Trump đã có thể từng bước thoát khỏi “xiềng xích” của chính trị trong nước và việc làm dịu quan hệ với Nga trở thành trọng tâm trong khi ông thử nghiệm không gian di chuyển ngoại giao.

Mời đọc phần 1: Chỉ người Nga mới đủ mạnh để gây sức ép

Nga muốn tái thiết Syria như từng làm với châu Âu

Tại họp báo của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga gần đây, người đứng đầu Trung tâm quốc gia quản lý quốc phòng, Tướng Mikhail Mizintsev cho biết các nỗ lực của Moscow giúp tái thiết Syria sẽ dựa trên mô hình tương tự như nỗ lực vượt bậc nhằm tái thiết Liên bang Xôviết và các đồng minh bị tàn phá rất nhiều sau Thế chiến thứ hai, mà người Nga gọi là Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Trong suốt chiến tranh, Liên Xô đã chịu đựng nhiều tổn thất về quân đội và dân thường hơn bất cứ nước nào, và sau đó họ vất vả tái thiết đất nước mình và các đồng minh Đông Âu, trong khi Mỹ đầu tư mạnh cho tầm ảnh hưởng của mình tại Tây Âu. Rất lâu sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, một trong các quốc gia từng liên kết với Liên Xô là Syria đã bắt đầu trông chờ vào sự hỗ trợ này sau làn sóng nổi dậy Mùa Xuân Arab năm 2011.

Tướng Mizintsev cho biết: “Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ sống còn đối với người dân Syria để tái thiết đất nước, điều quan trọng là áp dụng kinh nghiệm lịch sử”. Ông bày tỏ tin tưởng rằng “kinh nghiệm của Liên Xô trong tái thiết nền kinh tế quốc gia sau cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại là vô song”. Ông cho biết giai đoạn tái thiết đất nước ban đầu được ước tính phải mất 15 năm, song trên thực tế đã giảm xuống đáng kể. “Chỉ trong 5 năm, Liên Xô đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới”.

Trong một tình huống làm gợi nhớ lại Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng của Mỹ và Nga đã đánh đuổi IS khỏi lãnh thổ Syria trong nhiều chiến dịch riêng rẽ chống lại một kẻ thù chung.

Tuy nhiên, khác với Chiến tranh thế giới thứ hai, các binh sĩ Mỹ và Nga không sát cánh bên nhau trên các chiến tuyến. Vai trò của Nga chủ yếu là yểm trợ trên không cho các binh sĩ Syria và nhiều nhóm bán quân sự khác, trong đó có lực lượng vũ trang Hồi giáo dòng Shiite được Iran hỗ trợ, trên mặt đất.

Trong khi các chiến binh thân đôi khi liên kết với các nhánh quân sự của người Kurd trong SDF, nhưng lại va chạm với Mỹ và SDF nói chung. Ba năm kể từ khi có sự hỗ trợ của người Nga, các lực lượng chính phủ Syria đã giành lại hầu hết lãnh thổ và bắt đầu tính đến các giải pháp tái thiết các cơ sở hạ tầng hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn.

Tình hình hiện nay, chính phủ Syria có nhiều cơ hội để sớm giành lại toàn bộ đất nước. Mới đây tại Helsinki, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo với người đồng cấp Nga rằng ông sẵn sàng phối hợp với Nga tạo điều kiện viện trợ nhân đạo cho quốc gia Trung Đông này.

“Tái cài đặt” quan hệ Nga – Mỹ?

{keywords}
Ảnh: independent.co.uk

Rất lâu sau khi các nỗ lực "thiết lập lại quan hệ" với Nga bắt đầu từ năm 2009 thất bại, phải đến năm 2012, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama mới nói thầm với cựu Tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev rằng: "Đây là nhiệm kỳ cuối của tôi, sau cuộc bầu cử này tôi sẽ linh động hơn" về các vấn đề như phòng thủ tên lửa.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Helsinki, quan hệ Nga – Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Một quan chức giấu tên của Điện Kremlin nhận định dù khá hài lòng với nội dung của hội nghị thượng đỉnh, song Nga chưa thấy khả năng "tái cài đặt quan hệ" với Mỹ.

Quan chức này nói: “Hai tổng thống đã có cuộc đối thoại khá suôn sẻ. Thượng đỉnh có thể xem là một thắng lợi đối với những người muốn cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng nước Mỹ ngày nay có thái độ thù địch với Nga khá nhiều. Hai bên, nhất là giới lãnh đạo, gần như không có đối thoại, và điều này cũng khó diễn ra trong tương lai gần. Dư luận Mỹ mâu thuẫn về việc thảo luận với Nga. Vì vậy, còn nhiều vấn đề khó khăn ở phía trước".

Những gì hai lãnh đạo đã nói trong cuộc gặp kín tại Helsinki vẫn chưa được tiết lộ. Ông Trump cũng không nêu chủ đề nối lại quan hệ quân đội trong cuộc họp báo ngắn sau cuộc gặp. Nhưng sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã để ngỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với người đồng cấp Nga. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết giới chức ở Lầu Năm Góc đã biết về tuyên bố của Nga và đang chờ chỉ đạo từ Nhà Trắng.

Cách đây một thập kỷ, người ta từng hy vọng rằng quân đội hai nước Nga và Mỹ có thể phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Nhưng Quốc hội Mỹ đã ngừng hợp tác quân sự với Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngay sau cuộc gặp tại Helsinki, giới chức Nga đã đề xuất nối lại quan hệ quân sự với Mỹ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung Tướng Igor Konashenkov cho biết quân đội Nga sẵn sàng “tăng cường các hợp đồng với các đối tác Mỹ thông qua các kênh trao đổi thông tin giữa Tham mưu trưởng quân đội và các cấp khác” về một loạt vấn đề. Đề xuất của Nga đã gây sự ngạc nhiên ở Lầu Năm Góc cũng như quốc hội Mỹ, cơ quan đã ra lệnh cấm mọi hợp tác quân sự Nga – Mỹ cách đây 4 năm.

Một biện pháp trong “Đạo luật Cho phép Quốc phòng” năm 2014 đã giới hạn nghiêm ngặt các tương tác quân đội Mỹ - Nga, ví dụ cấm các hoạt động hợp tác như tuần tra chung với quân đội Mỹ, hay cấm thành lập phái bộ hỗn hợp bán thường trực, tức là một lực lượng phản ứng nhanh trong ngôn ngữ quân sự. Đạo luật trên cho phép dỡ bỏ lệnh cấm chỉ khi “Bộ Quốc phòng, phối hợp với Bộ Ngoại giao, chứng thực với các ủy ban của quốc hội liên quan về các hành động của Nga”, trong vấn đề Ukraine và các thỏa thuận Minsk.

Một trợ lý của Ủy ban Quân sự thuộc Hạ viện Mỹ nhấn mạnh: “Luật trên cấm hợp tác quân sự, chứ không cấm thông tin liên lạc giữa hai quân đội”. Hiện nay, tiếp xúc được biết đến nhiều nhất giữa hai bên chỉ là đường dây nóng giảm xung đột liên quan đến các chiến dịch của họ tại Syria. Đó là một đường dây nóng mà Mỹ dùng để liên lạc với quân đội Nga nhằm chắc chắn rằng họ không bắn nhầm vào nhau hoặc đối đầu quân sự trực tiếp khi tiến hành các chiến dịch của mình, đặc biệt là các cuộc không kích.

Ông Putin dường như tỏ ý rằng Nga và Mỹ nên phối hợp hành động “chung” tại Syria, bao gồm cả khu vực Cao nguyên Golan gần Israel. Tổng thống Nga nói: “Nhiệm vụ thiết lập hòa bình và hòa giải tại Syria có thể là ví dụ đầu tiên cho thấy sự phối hợp làm việc thành công. Nga và Mỹ có thể hành động chủ động và đảm đương vai trò đi đầu trong vấn đề này và tổ chức tương tác nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng nhân đạo, giúp người tị nạn Syria trở về nhà”.

Cuộc gặp tại Helsinki tự thân nó đã là một thành quả thực sự. Trong vai đạo diễn chính trong mối quan hệ Nga-Mỹ, ông Trump đã có thể từng bước thoát khỏi “xiềng xích” của chính trị trong nước và việc làm dịu quan hệ với Nga trở thành trọng tâm trong khi ông thử nghiệm không gian di chuyển ngoại giao.

Có thể nói cuộc gặp giữa Putin - Trump lần này là một cuộc gặp trù bị hướng đến tương lai của quan hệ Nga-Mỹ, mở đường cho sự phát triển của quan hệ song phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc Trump muốn thử tìm kiếm bước đột phá trong chính sách đối với Nga sẽ không “thuận buồm xuôi gió”, các thế lực chống Nga và chống ông Trump ở Mỹ đã tìm được biện pháp và quy luật liên kết để hợp tác trong hơn một năm qua. Ngoài ra, những vấn đề mà ông Trump phải đối mặt còn là những khó khăn mang tính cơ cấu, chiến lược và khu vực trong thời gian dài giữa Mỹ và Nga, tất cả những vấn đề đó đều không thể dễ dàng được tháo gỡ bởi một vài cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump.

Diệu An

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Việc gặp Putin được tổ chức sau hai năm nắm quyền được cho là do những căng thẳng chính trị nội bộ của Mĩ chứ không phải do tính toán của Trump.

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Tình trạng đối đầu, cạnh tranh giữa Mĩ và Nga hay giữa Mĩ và Trung Quốc được coi là sự đối chọi có tính chiến lược, toàn cầu và toàn diện.

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Trong cuộc gặp sắp tới tại Helsinki (Phần Lan), người mà ông Trump đối mặt sẽ là một cựu điệp viên KGB. 

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Lần thứ 4 kể từ năm 2000, cuộc bầu cử tổng thống ở Nga được tổ chức không phải để chọn một vị lãnh đạo tiếp theo cho nước Nga, mà dường như là để củng cố chính quyền ủng hộ vị lãnh đạo này.

Tổng thống Putin có quyền lực vô đối nhờ thấu hiểu lòng dân chúng

Tổng thống Putin có quyền lực vô đối nhờ thấu hiểu lòng dân chúng

Tổng thống Putin, hơn một lần nói rằng: Sự tan rã của liên bang Xô Viết là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”.