- Bài thơ có những câu mà ý thơ như vận vào cuộc chiến chống tham nhũng hôm nay: Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa/ Biết bao nhiêu là sự khó khăn.../Khi lửa đà chắc chắn bén lên/ Thì mưa gió chi chi cũng cháy...

Củi hay là rác?

Tôi được một độc giả “chất vấn”: Cớ sao dân báo chí các ông cứ gọi bọn tham nhũng là củi? Củi có cái giá của củi. Thứ rác rưởi không thể là củi được!

Sự bức xúc của độc giả có cái lý của nó.

Chưa có giai đoạn nào mà công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, tha hoá trong bộ máy Đảng, Nhà nước được tiến hành bài bản, rốt ráo và hiệu quả như giai đoạn đang diễn ra. Người dân, cán bộ, đảng viên theo dõi thông tin từ truyền thông báo chí, lắng nhịp thở đời sống chính trị, hàng ngày, hàng tuần hỏi nhau: Sắp tới đây “củi” nào sẽ nhập lò? “Củi” to hay “củi” bé? “Củi” ướt hay “củi” khô? Có “củi” nào “tự thú trước hoàng hôn”, “củi” nào tự rút trước bình minh?”

Người dân gọi những kẻ tha hoá, tiêu cực, tham nhũng là củi.

Khởi thủy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cầm trịch cuộc đấu tranh phòng chống tha hoá, tiêu cực, tham nhũng của Đảng phát lệnh “nhóm lửa”, “quạt lò”. Người đứng đầu của Đảng giữ nhịp, canh mưa chắn gió, khi lửa bén củi chụm, “cái lò đã nóng lên rồi, thì củi tươi vào đây cũng cháy”; lúc nhìn xa trông rộng, kịp thời “rút củi đáy nồi”...

Dùng hình ảnh “lò”và “củi”, Tổng Bí thư muốn truyền tải thông điệp: Công cuộc chống tha hoá, tiêu cực, tham nhũng là một quá trình, chẳng khác nào một cuộc chiến, rất cam go, nhiều áp lực, thử thách, đòi hỏi nhiều dũng khí và trí tuệ. “Củi”, “lửa”, ấy là quyết tâm, nghị lực của Đảng, ý chí, nhiệt huyết của dân, hội tụ thành nguồn nhiệt lượng, xua tan âm khí, soi chiếu cái xấu, cái tiêu cực, thiêu đốt tham nhũng-giặc nội xâm.

Nghĩ cho cùng, những kẻ tha hoá, tiêu cực, tham nhũng lộ diện và chưa lộ diện không thể là củi, không xứng là củi. Họ là một dạng rác-rác độc hại. Như độc giả nhiệt tâm nọ: Củi có cái giá của củi. Thứ rác rưởi không thể là củi được!

Làm đến cùng, không bỏ giữa chừng

Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hôm 13/5, ngay sau bế mạc Hội nghị Trung ương 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Nếu không có sự ủng hộ của toàn dân thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng không thành công. Với đà này tôi tin chắc làm đến cùng, không bỏ giữa chừng”.

Làm đến cùng, không bỏ giữa chừng!

Đó là mệnh lệnh trái tim, sự thôi thúc, mách bảo từ Nước Mắt và Lý Trí. Đó là sự mong mỏi, kỳ vọng của đất nước, của nhân dân.

Trước đây, khi cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực còn ở giai đoạn “rửa mặt”, “soi gương”, “quạt lò”, “nhóm lửa”, không ít người ta thán, chê bai, rằng “chống tiêu cực gì mà như phủi bụi”, “chắc chỉ làm lấy lệ“, “chỉ tắm từ vai xuống”, vân vân...Khi đến cao trào, “lò nóng”, “củi tươi cũng cháy”, khi không còn vùng cấm, lần lượt nhiều cá nhân, nhóm lợi ích tha hoá, tham nhũng bị phát hiện, xử lý kỷ luật, xử tù..., lại cũng không ít kẻ buông lời xàm báng, rằng, “Đảng đang làm cuộc đấu đá phe phái”, đang “thanh trừng nội bộ”(!?)

Thực tế, chẳng có chuyện phe phái, cũng không có chuyện thanh trừng. Trong cuộc chiến chống giặc nội xâm giữa thanh thiên bạch nhật này, nếu có chuyện thanh trừng, thì thứ giặc nội xâm, rác rưởi, sâu dân mọt nước chẳng đáng thanh trừng lắm sao? Nếu có chuyện phe phái, thì đấy là phe Nước Mắt và sự Tử Tế, lòng Dân và ý Đảng cùng chống thế lực tiêu cực, loại trừ cái xấu, cái ác.

Người dân theo sát hành trình cuộc chiến chống tham nhũng, những mong công cuộc lòng Dân ý Đảng này phải đi đến cùng. Người dân bày tỏ quan ngại: Nạn tha hoá đi liền với tham nhũng tập trung ở những kẻ có quyền lực, là một thế lực, đầy tham vọng và lắm mưu mô, thủ đoạn. Họ luôn tạo ra mối dây liên hệ chằng chịt, phức tạp, đấu tranh, phát hiện, loại trừ nó thật không dễ dàng. Họ cũng luôn tìm điểm yếu và những sơ hở của những người lãnh đạo cuộc chiến cam go này để khống chế, gây nhiễu, vô hiệu hoá, thậm chí có cơ hội là tấn công lại.

Nếu không làm đến cùng, giải quyết tận gốc thì chẳng khác nào “đánh rắn giữa khúc”, một ngày nào đó lại “nước sông hoà lẫn nước đồng”, đâu lại hoàn đấy. Thử tưởng tượng, khi ấy, đất nước này sẽ lại như thế nào?

Đảng ta chủ trương “đánh chuột không để vỡ bình”. Đó là thái độ thận trọng cần có. Nhưng, không vì thế mà để chuột ung dung, nhơ nháo, sinh sôi nảy nở, đến một lúc nào đó, chuột thành tinh, chính nó phá vỡ bình quý!

Chủ trương tự soi tự sửa, soi gương rửa mặt hàng ngày... đầy chất nhân văn. Nhưng đấy là với những ai tay chưa trót nhúng chàm. Xưa nay kẻ tham lam mấy khi liêm sỉ. Cho nên, không thể không đề cao pháp trị. Kẻ ăn cắp của dân của nước, dưới hình thức nào cũng phải bị trừng trị. Xử một người để cứu muôn người. Xử tham nhũng để cứu muôn dân, cứu đất nước, cũng là cứu Đảng.

Từ hình ảnh người đứng đầu của Đảng chụm củi, giữ lửa, “làm đến cùng, không bỏ giữa chừng” trong cuộc chiến chống tham nhũng hôm nay, lại gợi nhớ bài thơ Nhóm lửa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đăng trên báo Việt Nam độc lập, ngày 1-8-1942, vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh sau hơn 1 năm từ nước ngoài về nước đang khẩn trương nhen nhóm phong trào cách mạng. Bài thơ có những câu mà ý thơ như vận vào cuộc chiến chống tham nhũng hôm nay: Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa/ Biết bao nhiêu là sự khó khăn.../Khi lửa đà chắc chắn bén lên/ Thì mưa gió chi chi cũng cháy...

Đặc biệt hai câu thơ dưới đây, như tiên tri, như nhắc nhở người đứng đầu của Đảng hãy tỉnh táo, bền tâm vững chí cùng nhân dân canh lò, giữ lửa:

Hở một chút, tức là thất bại

Sai một li là hại cho dân...

Uông Ngọc Dậu

“Vạch mặt, chỉ tên” biểu hiện mới của cá nhân chủ nghĩa

“Vạch mặt, chỉ tên” biểu hiện mới của cá nhân chủ nghĩa

Đã đến lúc phải nhận diện, “vạch mặt, chỉ tên” những biểu hiện mới nổi cộm của căn bệnh “cá nhân chủ nghĩa” hiện nay để loại nó ra khỏi con người mỗi cán bộ, đảng viên.

‘Tôi biết nhiều đồng chí nói rất hay, nhưng làm lại rất dở’

‘Tôi biết nhiều đồng chí nói rất hay, nhưng làm lại rất dở’

“Phải học tập tác phong nói đi đôi với làm, phải coi trọng học và làm và làm và làm theo tấm gương của Bác. Tôi cũng được biết nhiều đồng chí nói rất hay, thậm chí báo cáo còn được giải này, giải nọ nhưng làm lại rất dở”.

Giấc mơ hồi tỵ

Giấc mơ hồi tỵ

500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi.

Con ông cháu cha, cả họ làm quan: Vì sao dai dẳng?

Con ông cháu cha, cả họ làm quan: Vì sao dai dẳng?

Nhìn nhận sâu xa, hiện tượng “chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu” là hệ quả trực tiếp từ cơ chế khép kín, cục bộ, địa phương trong công tác cán bộ.    

Để những kẻ háo quyền lực hết mơ chễm chệ ‘ghế’ cao

Để những kẻ háo quyền lực hết mơ chễm chệ ‘ghế’ cao

Then chốt là phải có quyết sách để ngăn chặn, phòng ngừa từ sớm những người muốn tham nhũng quyền lực tham gia bộ máy.     

Không dùng lương trả công người “sống lâu lên lão”, “ẩn mình chờ thời”

Không dùng lương trả công người “sống lâu lên lão”, “ẩn mình chờ thời”

Hệ thống lương trong bộ máy nhà nước vẫn mang nặng âm hưởng của thời kì bao cấp, tưởng thưởng cho nguyên tắc “sống lâu lên lão làng” và “ẩn mình chờ thời”.

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Một khi từng cá nhân thừa quyền lực, giàu tiền bạc, dư lòng tham câu kết hình thành “sâu bầy” bòn rút nguồn lực quốc gia, thì sự nguy hại tăng gấp bội.

Lương và thu nhập khác: Khoảng cách mênh mông

Lương và thu nhập khác: Khoảng cách mênh mông

Có một vấn đề dường như vẫn chưa có câu trả lời: đó là vì sao tiền lương của cán bộ, công chức rất thấp trong khi thu nhập thực tế của đa số vẫn khá phong lưu, thậm chí có không ít tài sản?

Khi đất đai bị quan tham nhũng hợp pháp

Khi đất đai bị quan tham nhũng hợp pháp

Đất đai, nhà công sản là sở hữu toàn dân đã bị những kẻ có quyền lực biến chất biến thành của tư qua những công văn đóng dấu "Mật", "Tuyệt Mật".

Khởi tố cựu lãnh đạo Đà Nẵng và chuyện ‘mồi ngon’ đất vàng

Khởi tố cựu lãnh đạo Đà Nẵng và chuyện ‘mồi ngon’ đất vàng

Nếu tình trạng tham nhũng đất đai không được kiểm soát, nhà nước không chỉ mất đi nguồn thu ngân sách, mà còn cả niềm tin của nhiều công dân.