- Mỹ đã đá bóng về phía sân Triều Tiên, nhưng cú chạm bóng tiếp theo có thể là từ Triều Tiên, có thể là Hàn Quốc, cũng có thể là Trung Quốc.

Sau một loạt những kịch tính vừa diễn ra liên quan tới cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều dự kiến vào ngày 12/6 tại Singapore, Tuần Việt Nam đã phỏng vấn giáo sư Alexander Vuving, từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tại Hawaii.

Ông bình luận gì về những kịch tính gần đây liên quan tới cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Một trong những mục tiêu chính của ông Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump là nâng cao vị thế của ông Kim ở trong nước Triều Tiên.

Trong khi đó rủi ro với ông Kim không hề lớn. Chính ông Kim đưa ra sáng kiến mời ông Trump gặp thượng đỉnh, nếu cuộc gặp không đạt kết quả như mong muốn, ông Kim dễ dàng đổ lỗi cho ông Trump. Dù kết quả cuộc gặp không đi đến đâu, cái ông Kim cần là cái bắt tay với Tổng thống Mỹ thì ông đã có.

Còn với Tổng thống Donald Trump, cuộc gặp thượng đỉnh là một cơ hội lớn để thương thảo với lãnh tụ Triều Tiên, nhưng rủi ro cũng rất lớn. Mục tiêu của chính quyền ông Donald Trump là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên đây là điều hết sức khó khăn mà một cuộc gặp ngắn ngủi khó lòng đạt được. Nếu Triều Tiên huỷ vũ khí hạt nhân thì họ sẽ mất con bài tủ để mặc cả với Mỹ cũng như Hàn Quốc và kể cả Trung Quốc.

Vậy để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thì các nước phải đánh đổi cho ông Kim Jong-un một cái gì đó rất lớn liên quan đến sự đảm bảo về mặt kinh tế và an ninh. Để sự đổi chác này được các bên tin tưởng cần phải có một quá trình thử thách lòng tin, cộng với nhiều cơ chế phức tạp nhằm đảm bảo các bên giữ cam kết.

Cuộc gặp thượng đỉnh, do đó, không hề là một “sân chơi bằng phẳng” mà thực sự rất “nghiêng” về phía có lợi cho Triều Tiên. Chính vì thế chính quyền Tổng thống Donald Trump nghi ngờ cuộc gặp thượng định có thể là một cái bẫy, nhằm đặt mục đích nâng cao vị thế của ông Kim ở trong nước và ngoài nước, trong khi mục đích chính của Mỹ và Triều Tiên huỷ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ không đạt được. Nếu vậy thì ông Trump không tội gì biếu không ông Kim một món quà như vậy để rồi trắng tay và có khi lại mang tiếng.

Từ những diễn biến vừa qua, tôi nghĩ là ông Trump cân nhắc rất nhiều và cũng nhận thấy sự rủi ro lớn, khi mà ông ấy không thấy có gì đảm bảo ông Kim thực sự sẵn sàng huỷ chương trình vũ khí hạt nhân. Điều này có thể ông Trump đã thấy sau các hoạt động ngoại giao con thoi và qua các động thái của ông Kim. Để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh, đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa phía Mỹ và phía Hàn Quốc với phía Triều Tiên. Hai chuyến công du bí mật của Mike Pompeo, chuyến đầu với tư cách Giám đốc CIA và chuyến sau với tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ là một ví dụ. Qua các cuộc tiếp xúc này, phía Mỹ đã có thêm thông tin để đánh giá mục đích của lãnh tụ Triều Tiên.

Trước các cuộc gặp quan trọng với quan chức Hàn Quốc và với Tổng thống Donald Trump sắp tới, báo chí loan tin ông Kim đều có mặt tại Bắc Kinh. Ông có cho rằng, liệu có phải ông Tập Cận Bình đã thông qua ông Kim để nắn gân nước Mỹ, nắn gân ông Trump?

Tôi nghĩ các chuyến thăm Trung Quốc bất ngờ của ông Kim vừa rồi, cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm ông trở thành lãnh tụ Triều Tiên, là một biểu hiện của chính sách ngoại giao “bắt cả hai tay” của ông Kim. Ông Kim muốn dùng quan hệ của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ để gây áp lực lên Hàn Quốc và Mỹ.

Phía Trung Quốc cũng nhân cơ hội để tạo ảnh hưởng lên cuộc chơi. Nhưng Trung Quốc ảnh hưởng lên cuộc chơi đến đâu thì chúng ta chưa có đủ thông tin để đánh giá.

Câu chuyện ở Đông Bắc Á hiện này và đặc biệt những kịch tính vừa diễn ra khiến tôi không khỏi không nghĩ đến một sự thật trong quan hệ quốc tế là các nước nhỏ luôn trở thành những quân cờ trên bàn cờ của các nước lớn. Xin được hỏi suy nghĩ của ông?

Nước nhỏ thì bao giờ cũng là quân cờ trên bàn cờ của nước lớn nhưng cũng có lúc lại có thêm một bàn cờ nữa chồng lên trên mà trong đó nước nhỏ có thể biến nước lớn thành quân cờ của mình.

Triều Tiên là một nước nhỏ như vậy. Ông Kim Jong-un đã đi được những nước cờ rất cao khiến Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc phải chạy theo khá mệt. Bước tiếp theo nhiều khả năng là của ông Kim Jong-un.

Ông Kim và ông Moon Jae-in lại vừa bí mật gặp nhau ở Bàn Môn Điếm sau khi ông Trump tuyên bố huỷ cuộc gặp (nhưng vẫn để ngỏ khả năng nối lại và đoàn tiền trạm của Tổng thống Trump vẫn tiếp tục lên đường sang Singapore).

Nhìn vào câu chuyện ở Đông Bắc Á hiện nay sẽ thấy, tuy bàn cờ quốc tế luôn bị nước lớn chi phối khá nhiều, nhưng rõ ràng, các nước nhỏ vẫn có thể thay đổi thế cờ. Chúng ta hãy theo dõi các bước đi tiếp theo của các kỳ thủ Kim – Tập – Trump và Moon trên các bàn cờ chồng chéo của quan hệ quốc tế.

Điều gì sẽ đến tiếp theo? Có phải cuối cùng rồi bóng cũng sẽ được đá trả về sân Bắc Kinh?

Hiện nay Mỹ đã đá bóng về phía sân Triều Tiên, nhưng cú chạm bóng tiếp theo có thể là từ Triều Tiên, có thể là Hàn Quốc, cũng có thể là Trung Quốc.

Từ giờ cho đến ngày 12/6, khó có thể nói ông Kim sẽ làm gì tiếp theo vì ông ấy hay có nhiều sáng kiến phá cách. Nếu cuộc gặp Mỹ - Triều thất bại, không loại trừ khả năng Hàn Quốc hoặc Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này đưa ra một sáng kiến nào đó để tạo thế thượng phong cho mình. Tất cả còn tuỳ vào những cái đầu ở Bình Nhưỡng, Seoul và Bắc Kinh.

Cám ơn giáo sư Alexander Vuving đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam/Báo VietnamNet.

Thu Hà thực hiện

Hé lộ về ‘cánh tay phải’ của ông Kim Jong Un

Hé lộ về ‘cánh tay phải’ của ông Kim Jong Un

Việc ông Hwang Pyong-so là người đàn ông quyền lực thứ hai tại Triều Tiên giờ đây không còn là lời đồn đoán và cũng không có gì bất ngờ.

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Nhưng điều Trung Quốc đang làm chứa đựng nguy cơ cao bởi nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, Trung Quốc sẽ bị dồn vào thế khó ăn khó nói.

Thử bom nhiệt hạch: "Triều Tiên thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân"

Thử bom nhiệt hạch: "Triều Tiên thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân"

Tổng thống Nga Putin nhận định, nếu không thấy an toàn, Triều Tiên sẽ thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân.

Triều Tiên và những lời nhắn nhủ “lạnh gáy”

Triều Tiên và những lời nhắn nhủ “lạnh gáy”

Với các vụ thử tên lửa đạn đạo trong hai tháng qua, Triều Tiên muốn gửi đi những thông điệp “máu lạnh” đối với Mỹ và các đồng minh của Washington.

Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?

Mỹ - Triều Tiên: ‘Cơn thịnh nộ’ hay thỏa thuận ‘đóng băng’?

Tổng thống Trump cảnh báo sẽ cho Triều Tiên hứng chịu "cơn thịnh nộ", nhà lãnh đạo Kim Jong Un thì đe dọa tấn công đảo Guam.

Căng thẳng Triều Tiên vẫn rất khó đoán định

Căng thẳng Triều Tiên vẫn rất khó đoán định

Chuyến công du châu Á của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đang diễn ra có thể là thời điểm thích hợp để Mỹ áp dụng một chính sách thực dụng nào đó.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Ván cờ vẫn chưa kết thúc

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Ván cờ vẫn chưa kết thúc

Mặc dù không có mặt lãnh đạo TQ như mọi năm, không có thử hạt nhân nhưng Triều Tiên đã khiến các nước khác phải dõi nhìn khi họ phô diễn binh lực và vũ khí lớn ngày hôm qua (15/4)

Triều Tiên 'âm thầm' cải cách 'kiểu TQ'?

Triều Tiên 'âm thầm' cải cách 'kiểu TQ'?

Mới đây, đã có những diễn biến quan trọng tại Triều Tiên, dù chúng diễn ra một cách lặng lẽ.

Đằng sau chuyến thăm Nga của 'quyền lực thứ 2' Triều Tiên

Đằng sau chuyến thăm Nga của 'quyền lực thứ 2' Triều Tiên

Chuyến thăm của nhân vật số 2 Triều Tiên - Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên - Choe Ryong-hae đến Nga được đánh giá là cho thấy nhiều dấu hiệu trong quan hệ hai nước.

Triều Tiên: chuyện 'đùa với lửa' mà cũng ầm ĩ

Triều Tiên: chuyện 'đùa với lửa' mà cũng ầm ĩ

Tuy lời đe dọa của Triều Tiên không chắc chắn sẽ được thực hiện, song tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa Bình Nhưỡng và Seoul.

Khó xảy ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên

Khó xảy ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên

Hầu như không có một cuộc chiến tranh nào diễn ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ (accidental war).

Triều Tiên 'giúp' Mỹ củng cố chiến lược trục xoay?

Triều Tiên 'giúp' Mỹ củng cố chiến lược trục xoay?

Sự hiếu chiến của Triều Tiên đã góp phần củng cố chiến lược Mỹ trong tái cân bằng các chính sách an ninh hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh?

Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh?

Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng.