- Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Israel, là ngân hàng quân sự của nước này, nhưng không thể khôi phục tầm ảnh hưởng từng cho phép Kissinger đàm phán một thỏa thuận biên giới tồn tại trong suốt 4 thập kỷ qua.

Nhà nghiên cứu Steven Pifer - đang cộng tác với Viện Brookings và từng là quan chức Bộ Ngoại giao phụ trách quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô - nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều lý do để vui mừng sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki (Phần Lan). Ông bình luận: “Tổng thống Nga đã có một hội nghị thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều giúp ông ấy giải tỏa lo lắng và khẳng định rằng Nga không còn bị cô lập”. Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Nga đang dần đạt tới một mục tiêu lớn hơn thế.

Sứ mệnh kiến tạo 

Ngoại trưởng Phần LanTimo Soini cho rằng Nga sẽ tìm cách đóng vai trò người gìn giữ hòa bình sau khi đăng cai thành công World Cup 2018 và sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ ở Helsinki ngày 12/6.

Theo ông Soini, “Nga có thể gây ngạc nhiên”, nhưng không giống như những gì xảy ra tại Crimea sau khi Nga đăng cai Olympic mùa Đông 2014. “Nga có thể trở thành một người kiến tạo hòa bình tại Ukraine, Syria và trong vấn đề vũ khí hạt nhân”, ông Soini khẳng định.

Điều ông Soini tiên liệu đang diễn ra. Một trong các bằng chứng rõ nhất là Moscow đang nắm trong tay “chìa khóa” dẫn tới hòa bình giữa Israel và Syria.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều lý do để vui mừng sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki (Phần Lan). Ảnh: AP

Mới đây, Israel đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Syria – lần đầu tiên kể từ năm 2014. Chiếc máy bay này, mà theo quân đội Israel là một chiếc Sukhoi Su-22 hoặc Su-24, là một phiên bản xuất khẩu của loại Su-17 từ thời những năm 1970. Đây hoàn toàn không phải là loại vũ khí xứng tầm để Israel lần đầu tiên triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling tân tiến nhất của mình.

Với việc đáp trả đó, Israel có thể đã muốn gửi đi một thông điệp tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng tốt nhất hãy tôn trọng thỏa thuận phân chia lực lượng tại Cao nguyên Golan năm 1974, văn kiện mà Ngoại trưởng Mỹ khi đó Henry Kissinger đã thương lượng giữa Israel với cha của Tổng thống Assad là Hafez al-Assad.

Trên thực tế, Israel đã phối hợp các chiến dịch của mình với người Nga. Trước khi bắn hạ máy bay trên, Chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã liên hệ với Moscow để khẳng định rằng đó là một chiếc máy bay của Syria, không phải là của Nga.

Ông Assad-cha chưa bao giờ phá vỡ thỏa thuận trên, và nhiều năm qua, con trai ông cũng không làm vậy. Trên thực tế, Israel ít lo ngại về ông Assad hơn là về Iran, nước đã góp phần cùng với Nga và Hezbollah đem lại chiến thắng rõ rệt trên thực địa cho nhà lãnh đạo Syria trước lực lượng nổi dậy. Tel Aviv đang mong chờ Moscow đẩy Iran ra khỏi Syria. Ông Netanyahu, vị khách thường xuyên đến Moscow, đã gây sức ép với Tổng thống Putin về việc này.

Đáng chú ý là Mỹ không có mặt trong các nỗ lực của Israel nhằm đẩy người Iran ra khỏi Syria. Israel, cũng như các nước khác trong khu vực, thừa nhận rằng ít nhất trong thời điểm hiện tại, Moscow là “vị trọng tài” của Trung Đông.

Việc Israel sử dụng hệ thống David’s Sling là cách để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hiện nay với Mỹ. Hệ thống này được triển khai là nhờ hỗ trợ tài chính từ Mỹ và có thể sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ này.

Chừng nào Israel còn phụ thuộc nhu cầu phòng thủ của mình vào tiền tài trợ từ Mỹ, thì Washington sẽ còn ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách của Israel. Nhưng việc chính quyền Tổng thống Trump quyết tâm rút chân khỏi Syria, và có thể cả Iraq và nhiều điểm nóng khác trong khu vực này, đã buộc Israel, cũng như các nước láng giềng Arab, phải nhờ cậy đến người Nga nhiều hơn trước đây.

Bài học rút ra từ vụ bắn rơi máy bay trên không phải là một cuộc chiến tranh Syria – Israel sắp xảy ra đến nơi, mà là Nga - chứ không phải Mỹ - đang nắm trong tay “chìa khóa” hòa bình dọc biên giới tại Cao nguyên Golan. Chỉ người Nga mới có thể gây sức ép, buộc ông Assad tuân thủ thỏa thuận năm 1974. Chỉ người Nga có mọi cơ hội buộc Tehran đồng ý rút quân về vị trí đủ xa Cao nguyên này để trấn an Tel Aviv. Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Israel, và là ngân hàng quân sự của nước này. Nhưng họ không thể khôi phục tầm ảnh hưởng từng cho phép ông Kissinger tiến hành đàm phán một thỏa thuận biên giới tồn tại trong suốt 4 thập kỷ qua.

Còn tiếp

Diệu An

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định

Việc gặp Putin được tổ chức sau hai năm nắm quyền được cho là do những căng thẳng chính trị nội bộ của Mĩ chứ không phải do tính toán của Trump.

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Tình trạng đối đầu, cạnh tranh giữa Mĩ và Nga hay giữa Mĩ và Trung Quốc được coi là sự đối chọi có tính chiến lược, toàn cầu và toàn diện.

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Ông Trump gặp ông Putin: Ai cần ai?

Trong cuộc gặp sắp tới tại Helsinki (Phần Lan), người mà ông Trump đối mặt sẽ là một cựu điệp viên KGB. 

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Nước Nga không thể vĩ đại nếu thiếu Putin?

Lần thứ 4 kể từ năm 2000, cuộc bầu cử tổng thống ở Nga được tổ chức không phải để chọn một vị lãnh đạo tiếp theo cho nước Nga, mà dường như là để củng cố chính quyền ủng hộ vị lãnh đạo này.

Tổng thống Putin có quyền lực vô đối nhờ thấu hiểu lòng dân chúng

Tổng thống Putin có quyền lực vô đối nhờ thấu hiểu lòng dân chúng

Tổng thống Putin, hơn một lần nói rằng: Sự tan rã của liên bang Xô Viết là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”.

Quyền lực vô đối của Putin, sức mạnh vô địch của nước Nga

Quyền lực vô đối của Putin, sức mạnh vô địch của nước Nga

Thông điệp liên bang của Putin năm nay được đọc không phải từ khu vực sảnh tráng lệ của Điện Kremlin mà tại một phòng triển lãm ở Moscow với những vật dụng thông thường. Tại sao vậy?