Trong số những nguồn cơn khiến người ta độc ác, tàn tệ với nhau, ác vì miếng ăn là điều kinh khủng nhất.

Hôm 11/5 một phụ nữ vì gỡ gạc vốn liếng khi thịt lợn rớt giá đã tự giết lợn mang ra chợ bán rẻ. Kết quả, chị bị những người bán thịt ở ngôi chợ khủng bố bằng dầu luyên trộn phân vì cách làm của chị đe dọa miếng ăn của họ.

Hành động của những người bán thịt ở ngôi chợ đó không có gì lạ lẫm. Nó chỉ quá tàn độc, quá phản cảm mà thôi.

Trước đó, đã không ít vụ việc tương tự xảy ra khi những người xe ôm truyền thống ra tay tàn ác với các đồng nghiệp Grabbike. Kẻ ác trong câu chuyện này rất giống nhau. Họ nghèo, sinh kế của họ bị đe dọa, họ không có khả năng gì khác để bảo vệ miếng ăn của mình ngoài sự tức tối và sợ hãi.

Không có bất cứ lý lẽ nào để có thể bào chữa cho hành vi tàn độc, hèn mạt của những con người đó. Nghèo không phải là lý do để biến một con người hành động mông muội như vậy. Song, những câu chuyện tương tự như vậy sẽ có nguy cơ xảy ra vì miếng ăn, khi mà sinh kế của họ vẫn luôn dễ dàng bị đe dọa mà không có khả năng tự vệ.

{keywords}

Hôm 11/5 một phụ nữ vì gỡ gạc vốn liếng khi thịt lợn rớt giá đã tự giết lợn mang ra chợ bán rẻ. Kết quả, chị bị những người bán thịt ở ngôi chợ khủng bố bằng dầu luyên trộn phân vì cách làm của chị đe dọa miếng ăn của họ.

Những người xe ôm truyền thống có cơ hội nào khi công việc duy nhất để mưu sinh của họ bị đe dọa bởi những chiếc xe ôm công nghệ mà họ không có khả năng để tiếp cận do không có khả năng đầu tư phương tiện phù hợp? Họ có thể, nếu như có một tổ chức như nghiệp đoàn xe ôm để hỗ trợ họ chuyển đổi phương thức mưu sinh. Họ có thể nếu như hệ thống an sinh xã hội nhìn nhận họ như một nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trước được những tác động của sự phát triển để có chính sách hỗ trợ.

Nhưng họ chỉ có nỗi sợ hãi, sợ mất phần, mất lợi ích đủ lớn để chuyển hóa thành sự tức tối, giận dữ lao vào sống còn với những mối đe dọa trực tiếp, vốn cũng là những cảnh ngộ tương đồng.

Người nhà người bán thịt nhẫn tâm ở chợ Lương Văn Can (Hải Phòng) đáng lẽ phải làm gì thay cho việc đổ dầu luyn trộn đồ thải vào người đàn bà khốn khổ ngày hôm qua? Nếu còn chút lý trí, có lẽ họ sẽ tìm một cách khác đỡ phản cảm hơn, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là ngăn cản bằng được người khác thu hút khách hàng bằng cách bán cạnh tranh hơn.

Nếu nạn nhân của những tiểu thương tàn bạo kia không phải là người phụ nữ nuôi lợn thời mất giá, nếu đó là một đại thương gia trường vốn cố tình bán phá giá thì sự nhìn nhận của công chúng sẽ thế nào? Tôi chắc, sẽ có những tiếng chép miệng, rằng “Rõ khổ, đúng là bước đường cùng!”.

Không có một con người có nhận thức nào muốn cổ xúy cho hành vi bạo lực, hay cổ xúy cho sự vô pháp vô thiên. Song tất cả những câu chuyện bạo lực, vô pháp vô thiên đó sẽ không thể tự biến mất chỉ dựa vào đạo đức của cộng đồng.

Khi con người ta đối xử với nhau tàn nhẫn chỉ vì miếng ăn thì nói chuyện đạo đức là một điều độc ác. Bởi, họ đều đáng thương như nhau, những con người đáng thương vì sự cam chịu và những con người đáng thương một cách dữ tợn.

Phạm Trung Tuyến