- Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – EU (EVFTA) hi vọng sẽ được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng Ba năm 2019, theo Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện châu Âu.

Quả bóng ở phía EU

Tại cuộc họp báo chiều 27/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange nói ông hi vọng Chính phủ Việt Nam và EU sẽ ký kết văn kiện EVFTA vào tháng 10 tới nhân sự kiện Asem ở Bỉ và sau đó Nghị viện Châu Âu sẽ xem xét thông qua vào tháng Ba năm 2019.

{keywords}
Ông Bernd Lange nói ông hi vọng Chính phủ Việt Nam và EU sẽ ký kết văn kiện EVFTA vào tháng 10 tới.

Nghị viện Châu Âu sẽ bầu cử nghiệm kỳ mới vào cuối tháng 5/2019 vì vậy EU và Việt Nam phải giải quyết ngay nhiều vấn đề còn tồn tại từ nay đến lúc đó.

“Nghị viện Châu Âu sẽ bầu cử vào ngày 26/5/2019, nên tôi hy vọng việc thông qua EVFTA sẽ được thực hiện ngay trong nghiệm kỳ này vào tháng 3/2019. Nếu chậm 1 năm thì không ai biết điều gì sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện Châu Âu”, ông Lange nói.

Chủ tịch cho biết, các văn kiện EVFTA còn phải dịch sang 24 tiếng để chuyển đến 28 quốc gia thành viên. Nội dung này cần nhiều thời gian.

EU đã đề xuất tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng gọi là Hiệp định Bảo hộ đầu tư – IPA, bên cạnh EVFTA.

Ông Lange cho biết, EVFTA bao phủ tới 95% nội dung của hiệp định ban đầu và Nghị viện Châu Âu có thể thông qua toàn bộ các nội dung này vì đây là các lĩnh vực thuộc phạm vi của Nghị viện Châu Âu phụ trách mà không cần trình thông qua tại nghị viện của các nước thành viên.

Trong khi đó, 5% nội dung về đầu tư và bảo hộ đầu tư trong IPA sẽ cần được thông qua ở Nghị viện các nước thành viên cũng như Nghị viện Châu Âu.

Được hỏi liệu những sự kiện ở Đức gần đây có tác động đến quá trình phê chuẩn EVFTA hay không, ông đáp: “Tôi chưa hề nghe ai nói hiệp định này sẽ bị trì hoãn ở các bước tiếp theo…”

Áp lực với phía Việt Nam

Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Các đồng nghiệp của tôi ở Nghị viện Châu Âu quan tâm đến các công ước của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO) mà Việt Nam chưa ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động”.

Theo Chủ tịch, trong EVFTA có yêu cầu phải phê chuẩn 8 công ước cốt lõi của ILO. Đây là những hiệp định giúp đảm bảo lơi ích của người lao động. Nghị viện Châu Âu có yêu cầu nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn lao động trong sao cho người lao động hưởng lợi từ EVFTA, vì thế ông thúc giục Việt Nam sớm thông qua 3 công ước của ILO còn lại mà Việt Nam chưa phê chuẩn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần điều chỉnh các luật về lao động, công đoàn để phù hợp với EVFTA cũng như công ước của ILO, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, đây là quá trình thách thức cho Việt Nam.

Ông Lange gợi ý trường hợp Canada. Quốc gia này không thể phê chuẩn kịp 8 công ước của ILO trước khi thông qua FTA với EU nhưng họ cam kết lộ trình phê chuẩn, thực hiện cụ thể. “Chưa hẳn 8 công ước này đã phải phê chuẩn ngay, nhưng ít ra họ (Canada) đưa ra cam kết về lộ trình phê chuẩn, thực thi, giám sát rất cụ thể”, ông nói.

Có những công việc rất cụ thể như nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, thành lập ủy ban giám sát thực thi hiệp định của cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ.

Trong lần đến Việt Nam lần này, Chủ tịch đã gặp gỡ gần như tất cả lãnh đạo của Việt Nam. Ông cho biết, dù hai bên còn có quan điểm khác nhau về một số nội dung nhưng ông đánh giá cao việc hai bên có đồng quan điểm trong trong xử lý chúng.

“Tôi thấy, Chính phủ Việt Nam đang thể hiện mong muốn kết thúc các vấn đề còn lại để thực thi hiệp định với EU”, ông nói.

EVFTA sẽ xóa bỏ trên 99% các dòng thuế. Việt Nam sẽ tự do hóa đối với 65% các dòng thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam tại thời điểm thực thi Hiệp định, các dòng thuế còn lại sẽ được dần xóa bỏ trong giai đoạn 10 năm. Hiệp định này cũng sẽ có các điều khoản cụ thể nhằm xử lý các hàng rào phi thuế quan trong lĩnh vực ô tô.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên trên 50,4 tỷdđô la năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 13,6 lần (từ 2,8 tỷ Đô la lên trên 38,3 tỷ Đô la) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ đô la lên 12,1 tỷ đô la.

Tư Giang

Những đòi hỏi từ EVFTA

Những đòi hỏi từ EVFTA

Việt Nam cần làm những gì để đảm bảo lợi ích và hiệu quả của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

Số liệu thương mại Việt–Trung vênh hơn 26 tỷ đô la?

Số liệu thương mại Việt–Trung vênh hơn 26 tỷ đô la?

Số liệu thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau đến 26,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017 một lần nữa lại khơi lên những lo ngại về tình trạng nhập siêu thực sự.

Cuộc đua thương mại toàn cầu

Cuộc đua thương mại toàn cầu

Nếu đàm phán thuận lợi, Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và EU sẽ được ký kết vào cuối năm 2014.