- Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng về cách hai nước thống kê thương mại song phương, các giả thuyết trên sẽ khó được chứng minh.

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằngTrung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. 

{keywords}
Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng về cách hai nước thống kê thương mại song phương, các giả thuyết trên sẽ khó được chứng minh.

Tuy nhiên, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm về thống kê thương mại của Việt Nam, lại cho thấy một câu chuyện khác. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 41,6 tỷ USD và sang Trung Quốc là 35,5 tỷ USD. Nói cách khác, Mỹ vẫn dẫn trước Trung Quốc khoảng cách 17% trong vai trò thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Khoảng cách này hầu như không thay đổi trong ba tháng đầu năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt đứng ở mức 10,3 tỷ USD và 8,3 tỷ USD.

Quan trọng hơn, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy rằng mẫu hình lâu nay trong thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn được duy trì. Cụ thể, Việt Nam tiếp tục chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Năm ngoái, mặc dù thâm hụt giảm 18% so với năm 2016 nhưng vẫn còn ở mức cao 22,7 tỷ USD. Trong khi đó, mặc dù Mỹ đã tăng xuất khẩu sang Việt Nam trong những năm gần đây, Hà Nội vẫn duy trì được mức thặng dư thương mại đáng kể với Washington, đạt 32,4 tỷ USD trong năm 2017. Như vậy, về mặt thương mại, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều quan trọng đối với Việt Nam theo những cách khác nhau.

Với sự khác biệt giữa dữ liệu của Tổng cục Hải quan và dữ liệu của IMF, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc đã thực sự trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và qua đó có thể gây ảnh hưởng kinh tế lớn hơn lên Việt Nam, hay chưa.

Trong khi đó, sự khác biệt lớn giữa dữ liệu của Tổng cục Hải quan và dữ liệu của IMF, đặc biệt là về xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, đặt ra một vài câu hỏi. Trong trường hợp này, rất nhiều khả năng IMF đã dựa vào dữ liệu từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Như vậy, một giải thích khả dĩ có thể là sự khác biệt trong phương pháp thống kê được sử dụng bởi các cơ quan hải quan của hai nước. Tuy nhiên, khoảng cách hơn 15 tỷ đô la Mỹ (tức 42% dữ liệu được báo cáo của Việt Nam) là quá lớn để có thể được lý giải chỉ dựa vào sự khác biệt về phương pháp thống kê. 

Do chịu thâm hụt thương mại lớn và kéo dài với Trung Quốc, các quan chức Việt Nam từ lâu đã yêu cầu phía Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thấp hơn từ Việt Nam sẽ giúp yêu cầu đó có sức nặng lớn hơn. Ngược lại, các quan chức Trung Quốc có thể muốn “thổi” số liệu thống kê nhập khẩu từ Việt Nam vì nó sẽ giúp vô hiệu hóa áp lực của Hà Nội. Đồng thời, số liệu nhập khẩu cao hơn từ Việt Nam cũng có thể giúp làm nổi bật tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam, từ đó khuyến khích Việt Nam duy trì quan hệ song phương thân thiện, thậm chí có lập trường mềm mỏng hơn đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng về cách hai nước thống kê thương mại song phương, các giả thuyết trên sẽ khó được chứng minh. Tuy nhiên, ngay cả khi người ta cho rằng dữ liệu của Việt Nam đáng tin cậy hơn và Trung Quốc vẫn chưa trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thì việc một kịch bản như vậy xảy ra có thể chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong khi thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục gia tăng và có khả năng vượt mốc 100 tỷ USD trong năm nay, triển vọng thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã bị che mờ bởi chính sách thương mại bảo hộ của chính quyền Trump. Ví dụ, một số nhà xuất khẩu lớn của Việt Nam trong ngành thủy sản và thép đã phải đối mặt với thuế quan cao mà chính phủ Trump áp đặt. Đồng thời, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng đặt thêm nhiều rào cản đối với thương mại song phương, đặc biệt là việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Do đó, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, Trung Quốc, nếu chưa, thì cũng có thể sớm sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam về cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Đến lúc đó, việc duy trì sự cân bằng chiến lược giữa hai cường quốc, đối với Việt Nam, càng là bài toán không hề dễ.

Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore.

Chiến tranh biên giới - một cách nhìn khác từ phía Trung Quốc

Chiến tranh biên giới - một cách nhìn khác từ phía Trung Quốc

Đã 38 năm kể từ khi Trung Quốc huy động một lực lượng lớn nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979.

Vì sao ông Trump cần tránh va chạm với Trung Quốc?

Vì sao ông Trump cần tránh va chạm với Trung Quốc?

Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng ông Trump không nên bãi bỏ chính sách lâu nay của Mỹ về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc: Hút tài nguyên của láng giềng

Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc: Hút tài nguyên của láng giềng

Việc Trung Quốc thực hiện dự án OBOR chính là một biện pháp để thể hiện sự tự tin mới của Bắc Kinh, đồng thời gửi thông điệp về nỗ lực của họ nhằm trở thành trái tim châu Á.

Trung Quốc loay hoay chia lại “miếng bánh” lợi ích quốc gia

Trung Quốc loay hoay chia lại “miếng bánh” lợi ích quốc gia

Có ba khía cạnh đặc biệt trong sự nổi lên của Trung Quốc khiến nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ cấu trúc hiện tại trở nên khó khăn hơn.

Khi Trung Quốc thân mật thì người Mỹ cần tỉnh táo?

Khi Trung Quốc thân mật thì người Mỹ cần tỉnh táo?

Cách hành xử của Trung Quốc trong 8 năm cầm quyền của ông Obama sẽ giống như với một lãnh đạo khác – John McCain hay Mitt Romney – nếu họ làm tổng thống. 

Trung Quốc: Trước hào phóng, sau lạnh lùng thôn tính

Trung Quốc: Trước hào phóng, sau lạnh lùng thôn tính

Đặc trưng chính sách của ông Tập Cận Bình là bắt nạt trong các vấn đề lãnh thổ và tỏ ra hào phóng có chọn lọc trong các vấn đề kinh tế, đồng thời tăng dần sức ép về địa - kinh tế.

Trung Quốc tự ái khi hàng xóm thân mật bắt tay nhau

Trung Quốc tự ái khi hàng xóm thân mật bắt tay nhau

Bắc Kinh thường phản ứng tiêu cực khi cảm thấy các nước bắt tay nhau ở Biển Đông.

Trung Quốc lại dụng chiêu bài, đánh tráo sự thật

Trung Quốc lại dụng chiêu bài, đánh tráo sự thật

Việc Trung Quốc loan báo có 60 nước ủng hộ họ trong tranh chấp Biển Đông đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận. Nhưng ngay sau đó, sự thật đã được phơi bày: Trung Quốc lại dụng chiêu bài đánh tráo sự thật.

Trung Quốc lấy đâu chính nghĩa mà đòi ‘bạn bè’

Trung Quốc lấy đâu chính nghĩa mà đòi ‘bạn bè’

Ông Hồng Lỗi nói quá đúng khi khẳng định rằng “Có chính nghĩa tất có bạn bè”. Vấn đề chỉ là: có thật có chính nghĩa không?