Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ mang đến một diện mạo mới khi tác động rất mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, đến 21 nền kinh tế APEC, và tất cả mọi quốc gia trên toàn cầu.

Hồi tháng 1/2016, Chủ tịch diễn đàn Kinh tế thế giới đã nhận định rằng nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ mang đến một diện mạo mới cho đời sống xã hội Việt Nam, cho 21 nền kinh tế APEC, và tất cả mọi quốc gia trên toàn cầu. Thách thức hiện hữu nhất trong việc hướng tới Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam nằm ở vấn đề lao động. Tiếp đến là sự phát triển của mỗi quốc gia. Nếu chậm chân trong cuộc cách mạng này chúng ta sẽ tụt hậu rất xa.

Thách thức về vấn đề việc làm

Nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.

{keywords}

Ngoài mối quan tâm kinh tế, sự bất bình đẳng là mối quan tâm xã hội lớn nhất gắn liền với CMCN 4.0. Những người hưởng lợi lớn nhất của sự đổi mới có xu hướng là các nhà cung cấp vốn trí tuệ và vật chất - những nhà sáng tạo, các cổ đông và nhà đầu tư - điều này giải thích chênh lệch tăng lên về sự giàu có giữa những người phụ thuộc vào vốn và với lao động.

Câu chuyện dài, nóng hổi về cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã thu hút được sự quan tâm cao của các đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC thông qua Đối thoại cao cấp APEC 2017 về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã nhấn mạnh: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0) đang là xu thế lớn trên toàn cầu, với động lực là sự phát triển về khoa học - công nghệ. Nền tảng của cuộc cách mạng này là công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất. Việc ứng dụng số hóa và kỹ thuật tự động hóa không những có thể nâng cao năng suất lao động mà còn tạo điều kiện cho việc ra đời và phát triển các mô hình kinh doanh mới, thị trường mới và cơ hội việc làm mới.

Dưới sự chủ trì của chủ nhà Việt Nam, đại diện của các nền kinh tế APEC đã cùng đề xuất một nhóm các định hướng chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế trong việc chuẩn bị cho người lao động tham gia thị trường việc làm đối phó với những cơ hội và thách thức việc làm hôm nay và về sau. Và quan trọng là APEC phải được sử dụng như một Diễn đàn khu vực để đối thoại chính sách và hợp tác về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

{keywords}

Thách thức về an toàn thông tin

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức mới về việc làm, cuộc Cách mạng này còn mang đến những thách thức về an toàn và an ninh thông tin đòi hỏi các quốc gia cần phải có sự chuẩn bị trước.

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức này lại càng lớn hơn khi các điều kiện về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để thích ứng và tận dụng cơ hội mà Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang đến. Các vấn đề bảo mật sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Cụ thể, hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam về cơ bản có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập. Thêm vào đó, yếu tố nhận thức, quan điểm và kiến thức quản lý-giám sát của cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu mới hay không cũng cần tính đến.

Chính vì vậy, Việt Nam đã có sự chuẩn bị tích cực để đón cuộc cách mạng này. Ngay từ cuối năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sớm có nghiên cứu về xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, Bộ sẽ cùng các bộ ban ngành tiếp tục hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy hạ tầng băng rộng ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc, sẵn sàng đón nhận các cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang đến.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo VietnamNet dẫn lời cho biết, mặc dù các nước phát triển có lợi thế hơn các nước đang phát triển ở tiềm lực công nghệ và kinh tế, nếu chúng ta biết tận dụng tốt cơ hội thì chúng ta sẽ không tụt hậu quá xa so với các nước phát triển. Việt Nam là một nước nhỏ nhưng không phải là một nước yếu về công nghệ thông tin và viễn thông. Do đó chúng ta cần biết tận dụng tốt cơ hội này.

Để theo đuổi cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hạ tầng viễn thông băng rộng và việc đảm bảo an toàn thông tin đóng vai trò nền tảng. Các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin cũng cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu các ứng dụng mới theo các xu thế tất yếu của công nghệ như điện toán đám mây, IoT…

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đưa ra chính sách định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, để tiến tới dịch chuyển dần sang các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông băng rộng, đảm bảo chất lượng, an toàn, bảo mật, sẵn sàng cho việc kết nối các thiết bị IoT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, Bộ cũng khuyến khích việc phát triển một số sản phẩm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông. Xây dựng nền tảng các trung tâm dữ liệu lớn, hạ tầng IP, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống.

Tiếp đến là việc xây dựng cơ chế chính sách hướng tới phát triển nền kinh tế số. Tạo chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tạo lập được hệ sinh thái mở để phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Bộ TT&TT sẽ tăng cường công tác tuyên truyền và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trọng điểm để sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần này.

Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông xác định, rất cần thiết phải xây dựng một chiến lược từ nay cho đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bích Vân