Kinh doanh là một sân chơi có luật lệ, và các bên dù thắng hay thua cũng phải chấp nhận kết quả cuối cùng, chứ không thể đập bàn chơi lại theo kiểu luật rừng.

>> Bán thịt lợn rẻ bị hắt dầu luyn: Ác vì miếng ăn

Những câu chuyện “cạnh tranh bẩn” không phải là hiếm trong cộng đồng người Việt, ở trong nước hay nước ngoài.

Mới đây, một chị bán thịt lợn ở Hải Phòng bị đối thủ cạnh tranh quẳng dầu luyn pha nước cống vào quầy thịt, do bị cho là “phá giá” thịt lợn ở chợ. Vụ việc gây bức xúc đến nỗi công an quận Ngô Quyền đã phải vào cuộc. Hay lâu hơn một chút, là câu chuyện của những xe ôm thời công nghệ ở Tp. HCM, Uber và Grab, bị nhiều xe ôm truyền thống quây đánh do “làm mất miếng cơm” của họ.

Những câu chuyện “cạnh tranh bẩn” như thế không phải là hiếm trong cộng đồng người Việt, ở trong nước hay nước ngoài. Ngay mới đây, một chị bán thịt lợn ở Hải Phòng bị đối thủ cạnh tranh quẳng dầu luyn pha nước cống vào quầy thịt, do bị cho là “phá giá” thịt lợn ở chợ. Vụ việc gây bức xúc đến nỗi công an quận Ngô Quyền đã phải vào cuộc. Hay lâu hơn một chút, là câu chuyện của những xe ôm thời công nghệ ở Tp. HCM, Uber và Grab, bị nhiều xe ôm truyền thống quây đánh do “làm mất miếng cơm” của họ.

{keywords}
Chị bán thịt thất thần bên phản thịt lợn bị hắt dầu luyn pha chất thải

Tôi chưa bàn đến tính đúng – sai của các bên trong những sự việc trên. Cô bán thịt bị hất nước bẩn có thể sai vì giết mổ không tập trung, bán “phá giá” thị trường, hay kinh doanh mặt hàng mà cô không đăng ký, khiến cho những người bán thịt khác bị thiệt hại. Những lái xe áo anh Grab, hiện đang thống trị ở cả hai thị trường Hà Nội và Tp. HCM, có thể sai bởi “bán phá giá”, cạnh tranh không bình đẳng, và thực sự khiến xe ôm truyền thống mất việc làm.

Cũng giống như ở những nước phát triển, điều đó là hết sức bình thường, bởi cạnh tranh không có nghĩa là anh có thể giảm giá bao nhiêu tùy ý. Nếu việc giảm giá của anh là “phi thị trường” – tức về bản chất không phải anh có thể sản xuất hàng hóa với chi phí rẻ hơn, mà nhằm gây thiệt hại cho đối thủ, thì hành vi đó bị pháp luật ngăn cấm. Chúng ta có hẳn một bộ Luật Cạnh tranh để giải quyết vấn đề đó.

Thế nhưng, một nền kinh tế văn minh khác với mông muội ở chỗ là có pháp luật điều chỉnh. Người ta không thể tự trao mình thanh gươm công lý và đi lấy lại “công bằng” theo cách của mình. Những người hát rong ở London, Anh Quốc, vốn phải xin giấy phép, cũng không thể đánh đập những người hát rong không giấy phép, vì cướp đi cần cầu cơm của mình. Những câu chuyện về phải trái đúng sai của thị trường như thế, những cơ quan cầm cân nảy mực sẽ có trách nhiệm xử lý.

Sự việc người bán thịt bị ném chất bẩn có thể đã không đến mức cần sự can thiệp của công an, nếu như những người buôn thịt khác chỉ phản ánh cho ban quản lý chợ và yêu cầu xử lý. Xe ôm truyền thống, giống như giới taxi, cũng có có thể khiếu nại lên chính quyền để có được phán quyết, nếu cho rằng mình đúng, thay vì dọa nạt hay đánh đập “đối thủ” của mình.

Kinh tế thị trường và tư duy hành xử theo luật phải luôn đi kèm với nhau. Nó là một sân chơi có luật lệ, và các bên dù thắng hay thua cũng phải chấp nhận kết quả cuối cùng, chứ không thể đập bàn chơi lại theo kiểu luật rừng.

Khắc Giang