- Lãnh đạo chạy lo từng bữa cho dân, tin vào dân, huy động sức dân... đã giúp TP. Hồ Chí Minh vượt qua giai đoạn khó khăn ngặt nghèo.

LTS:  Kỷ niệm 41 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016), thành phố Hồ Chí Minh đang được tiếp sức với một luồng sinh khí mới sau phát biểu của Bí thư Đinh La Thăng về định hướng phát triển hướng tới vị trí số 1.

Nhân dịp này, Tuần Việt Nam/Báo VietNamNet có cuộc tọa đàm với ông Phạm Chánh Trực, nguyên phó Bí thư thành ủy, phó chủ tịch UBND TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, nguyên tổng biên tập báo Người Lao Động và PGS-TS Võ Trí Hảo, Phó khoa luật Đại học Kinh tế TP.HCM.

“Xé rào” và “bung ra”

Nhà báo Duy Chiến: Là người gắn bó với thành phố từ đầu thống nhất đất nước, hẳn rằng ông Phạm Chánh Trực có nhiều trải nhiệm phong phú, đa dạng.  Ông có thể chia sẻ gì về những cột mốc đáng nhớ trên hành trình phát triển của TP. HCM?

Ông Phạm Chánh Trực: Cột mốc đầu tiên tôi có ấn tượng cực kỳ sâu sắc đó là những ngày sau thống nhất, khi lực lượng thanh niên xung phong ra quân.

Hôm đó là ngày 28/3/1976, ngày đầu tiên chuyển hướng từ một thành phố “ăn bám”, sống nhờ viện trợ nước ngoài; một thành phố đầu ngõ chiến tranh giờ chuyển sang một thành phố sản xuất, tự lực, tự cường. Thời điểm đó tôi  ấn tượng bởi hàng vạn thanh niên hăng hái tham gia xây dựng thành phố, xây dựng các khu kinh tế ở miền Đông, miền Tây, Nam Bộ và cả khu vực Tây nguyên xa xôi.

 

{keywords}
Các vị khách mời trong buổi tọa đàm, từ trái qua phải: ông Võ Trí Hảo, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, ông Phạm Chánh Trực. Ảnh: VietNamNet

Cột mốc thứ hai không thể quên là giai đoạn thành phố lâm vào khủng hoảng, lạm phát rất cao, lên tới trên 700%. Thời điểm khi ấy có thể nói, cả xã hội cùng điêu đứng, khi đó đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư thành ủy đã xuống tận cơ sở hỏi thăm từng người công nhân lao động, cũng là để nắm bắt tình hình để tìm nguyên nhân tháo gỡ. Từ đó mới có mấy khái niệm mà chúng ta vẫn hay nhắc lại mỗi khi có dịp như “xé rào”, “bung ra”, làm kế hoạch B, kế hoạch C….

Khi nhìn lại hành trình phát triển của thành phố, không thể quên giai đoạn cực kỳ khó khăn này. Khi đó các nhà máy hoạt động cầm chừng, thậm chí có nhà máy đóng cửa, công nhân không có việc làm.

Đứng trước khó khăn ngặt nghèo như vậy, khi mà cả thành phố trải qua cơn đói dài, vậy phải giải quyết thế nào?

Câu trả lời đã được thực tế chứng minh, đó chính là huy động sức dân, huy động nguồn lực trong dân. Huy động bằng cách mượn tiền, mượn vàng của những người dân của thành phố để mua nguyên liệu và vật tư của nước ngoài đem về sản xuất, nỗ lực để cho nhà máy hoạt động trở lại. Sau đó trừ hết các chi phí đầu vào, những sản phẩm đó đã được đem đi trao đổi với các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long để lấy gạo, nông sản thực phẩm để xuất khẩu. Cứ làm lần lần như vậy, để có ngoại tệ để nhập vật tư, nguyên liệu cho các nhà máy tại thành phố đảm bảo duy trì hoạt động.

Nhà báo Duy Chiến: Không thể phủ nhận thành phố dã dám tiên phong đi trước, đón đầu…. Từ tinh thần đó, sau này nước ta đã có cuộc Đổi mới cực kỳ quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, có đúng không?

Ông Phạm Chánh Trực: Guồng quay kinh tế của chúng ta bắt đầu chuyển động từ  “xé rào”, “bung ra”, từ kế hoạch B, kế hoạch C, cộng hưởng với kế hoạch của Nhà nước như tôi vừa đề cập ở trên. Từ đó dẫn đến nhận thức chung của toàn Đảng, nhưng trước hết là từ bộ chính trị vào thời điểm lúc bấy giờ.

Hãy lưu ý rằng, trước khi có những quyết sách chính trị “xé rào” dẫn tới quyết định quan trọng Đổi mới hồi năm 1986, các vị lãnh đạo khi đó đã phải lặn lội trực tiếp xuống thực tế tìm hiểu, lắng nghe từ cơ sở.

 

{keywords}
Ông Phạm Chánh Trực. Ảnh: VietNamNet

Do vậy, theo tôi, cột mốc này có thể nói là cái đỉnh cao của sự chuyển động trong hành trình của thành phố kể từ 30 tháng 4 năm 1975.

Một cái cột mốc không thể không nhắc tới, từ đổi mới chúng ta có Luật Doanh nghiệp mở đường cho hàng loạt doanh nghiệp trong thành phố hình thành.  Từ đó các thành phần kinh tế trở nên sôi nổi.

Ngay khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, thành phố đã nhanh chóng vận dụng và một chuỗi các khu chế xuất, khu công nghiệp đã ra đời, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố với chức năng là đầu tàu kinh tế năng động, sáng tạo. Đỉnh cao là khu công nghệ cao đã góp phần giúp chúng ta có mô hình mới tiếp cận với thế giới hiện đại, đi vào công nghệ cao. Từ thành công của mô hình này, chính phủ đã quyết định thành lập hai khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc và khu công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh. Tôi cho rằng đó là những cột mốc khó quên.

Có dân ủng hộ thì mới có lý do để tồn tại

Nhà báo Duy Chiến: Từng giữ các trọng trách quan trọng, ông có biết, kể từ ngày thống nhất đến nay, suốt 41 năm qua các vị lãnh đạo thành phố các nhiệm kỳ đã xác định trách nhiệm và nhiệm vụ như thế nào để đưa thành phố xứng danh “Hòn ngọc Viễn Đông”, “Đầu tàu kinh tế”…?

Ông Phạm Chánh Trực: Trước nhất, họ có chung tư duy “vì nhân dân, phục vụ tận tụy nhân dân”. Họ thấu hiểu, có dân ủng hộ thì mới có lý do để tồn tại. Các đồng chí Võ Văn Kiệt, đồng chí Nguyễn Văn Linh có trong số những con người đó. Họ được dân gọi là “bí thư đi chạy gạo cho dân”. 

 

{keywords}
Hệ thống giao thông thành phố HCM. Ảnh: Đặng Kim Phương/ Vietnamplus 

Thứ hai, họ là những người năng động, sáng tạo, dám làm, không chịu bó tay, dám vượt qua những rào cản của tư duy quản lý kinh tế tập trung để mở cửa, bung ra, hội nhập với thế giới.  Nếu không có những tố chất đó thì làm sao chúng ta có Đổi mới.

Nếu sống an phận, vị kỷ, cá nhân chắc là không ai dám “xé rào” vào thời điểm đó đâu. Tôi từng biết có vị đã phát biểu đại ý, vì dân thì làm thôi. Nếu trung ương có kỷ luật cũng ráng chịu vậy. Sau này, tư duy đó tiếp tục trở thành cái tài sản tinh thần quý báu của thành phố.

Thứ ba, các vị lãnh đạo qua các thời kỳ đều quán triệt, vì thành phố cũng là vì cả nước; cùng cả nước, cũng là vì thành phố. Tất nhiên biểu hiện lúc này-lúc khác, lúc mạnh-lúc yếu, lúc nặng cái này-lúc nặng cái khác…nhưng nói chung thành phố không nghĩ cho riêng mình.

Chúng tôi hiểu rằng nếu chúng ta bị cô lập, không có mối quan hệ tốt với các vùng, cả nước thì thành phố không phát triển được.  Tư duy này không chủ quan mà được đúc kết sau quá trình lịch sử của thành phố. Từ phong trào đấu tranh chống Pháp hồi đầu thế kỷ, rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ…  thành phố hiểu rằng, nếu chỉ đứng một mình thì không thể làm được gì, không thể tự giải phóng cho mình, không thể vươn lên được.

Bản năng tiên phong, dám làm, dám chịu

Nhà báo Duy Chiến: Thưa bà Hằng Nga, mới đây Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã tuyên bố, đặt mục tiêu cho thành phố phải giành lại ngôi vị số một. Tinh thần của ông Thăng đã được người dân đồng tình ủng hộ, luận bàn rôm rả. Bà có thể nói gì về sự đồng lòng này?

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga: Tôi gắn bó với thành phố này từ những ngày đầu tiên sau giải phóng. Công việc của người làm báo giúp tôi cảm nhận được sức mạnh của con người TP. HCM. Không phải chỉ đến khi bí Thư Đinh La Thăng khơi gợi mới xuất hiện đâu, mà nó đã có và tiềm ẩn từ rất lâu rồi.

Tôi không thể quên hồi năm 1976, thời điểm rất khó khăn, đói nghèo cơm không đủ ăn, anh Năm Nghị (tức ông Phạm Chánh Trực) đã tiên phong phất cờ kêu gọi thanh niên xung phong lên đường. Họ đã hưởng ứng và hào hứng đi đến bất cứ nơi nào, thậm chí lên cả biên giới. Tiên phong, dám làm, dám chịu gần như là bản ngã của người thành phố. Họ rất lãng mạn, họ rất khát khao tìm tòi, đổi mới, không chịu thúc thủ, gò bó trong cái cũ, cái lỗi thời. Và bản năng, khát vọng đó luôn bùng lên bất cứ khi nào có cơ hội.

Nhà báo Duy Chiến: Có nghĩa là giữa lãnh đạo và người dân đã có tiếng nói chung?

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga: Các vị lãnh đạo mới của thành phố cũng là một làn gió mới mà nhân dân người kỳ vọng. Cho nên khi bí thư Đinh La Thăng đặt ra mục tiêu cụ thể như vậy đã truyền cảm hứng, đánh thức khát vọng đang tiềm ẩn trong mỗi người dân thành phố, những người có bản năng đổi mới, luôn thích nghi với đổi mới để có đời sống tốt hơn.

Tuần Việt Nam/Báo VietNamNet

* Phần 2; Phần 3

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ

Ba mươi lăm năm nhìn lại. Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. 

Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai

Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai

“Nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp dân tộc thì sẽ dần trở nên lạc lõng và có tội với tương lai.”

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

Các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thuộc nằm lòng những nguyên tắc vàng trong việc lựa chọn địa điểm đàm phán.

Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?

Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?

Trên thực tế, mỗi bên lại ủng hộ những điều khoản nằm trong lợi ích của mình.

Hòa đàm Paris 1968: Áp lực gia tăng

Hòa đàm Paris 1968: Áp lực gia tăng

Để giải quyết các vấn đề của mình, Humphrey không nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía tống thống.

Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn

Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn

Liên quan đến hòa đàm Paris, những ngày cuối của nhiệm kì Tổng thống, Johnson xoay đổi hướng giữa hiếu chiến và kiềm chế, phản ánh những chia rẽ trong các cố vấn chính sách của ông và cả nước Mỹ.

Hòa đàm Paris và 'kẻ xúi bẩy' đằng sau Johnson

Hòa đàm Paris và 'kẻ xúi bẩy' đằng sau Johnson

Việc chọn Harriman đứng dầu đàm phán bị Rostow nhìn nhận với thái độ thù địch.

Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?

Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?

Trong khi Rostow cho rằng phải đẩy Thiệu lên tuyến đầu của đàm phán thì Harriman tin rằng Mỹ và Bắc Việt Nam là hai thành phần chính trong đàm phán.