"Việt Nam và Philippines đều phải đối mặt với những thách thức như: địa chính trị, biến đối khí hậu, tăng trưởng kinh tế nhưng Việt Nam đi trước chúng tôi một bước. Người Việt Nam rất rõ ràng. Khi nói gì là đều tính toán kỹ", ông Aquino đã nói về Việt Nam.

Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của Karim Raslan, chuyên gia bình luận về Đông Nam Á sau cuộc gặp hơn một giờ với Tổng thống Philippines Philippines Benigno Aquino III.

ASEAN là một Hiệp hội kỳ lạ bởi các thành viên có nhiều điểm khác biệt lẫn nhau.Việt Nam và Philippines là ví dụ. Việt Nam là quốc gia chủ yếu theo đạo Phật và Khổng giáo, luôn giữ tính độc lập mạnh mẽ. Còn Philippines là quốc gia theo Cơ đốc giáo La Mã, cởi mở một cách đáng ngạc nhiên.

Một trong những quan hệ song phương ít được khai thác, nhưng quan trọng bậc nhất trong Hiệp hội đó là nét tương đồng giữa hai cường quốc khu vực đang nổi này.

Cả hai đều có dân số hơn 90 triệu người, một bên tập trung vào sản xuất và nông nghiệp, còn bên kia phát triển lĩnh vực dịch vụ và đều hướng ra Biển Đông.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Benigno Aquino. Ảnh minh họa: AP.

Hai tuần trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC, tôi đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III (gọi thân thiện là NoyNoy). Quan hệ song phương Philippines–Việt Nam là một trong những chủ đề chúng tôi đã trò chuyện trong suốt hơn một giờ.

NoyNoy Aquino là con trai của ông Benigno Aquino Jr và bà Corazon Aquino-người đứng đầu Phong trào Quyền lực Nhân dân, từng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos và trở thành Tổng thống từ năm 1986-1992.

Khi NoyNoy, trở thành Tổng thống năm 2010, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra nghi ngại. Nhưng ông đã chứng những nỗi hoài nghi đó là không có cơ sở.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 2011-2014, kinh tế Philippines đã tăng trưởng trung bình 5,59%. Lĩnh vực Dịch vụ Thuê ngoài đã mang lại 18 tỷ USD thu nhập trong năm 2014 và tạo thêm khoảng 1,3 triệu việc làm cho giới trung lưu nước này.

Ông NoyNoy nhấn mạnh rằng trọng tâm của các chính sách luôn là nhân dân: "Trao cho người dân Philippines môi trường tốt và họ sẽ tỏa sáng". Ông quả quyết, "thành công của chúng tôi bắt nguồn từ nguồn lực lớn nhất của đất nước đó là người dân Philippines".

Để giảm thất nghiệp, Aquino đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nhà cung cấp giáo dục với cộng đồng doanh nghiệp. Chính quyền của ông đã mở rộng Chương trình chuyển tiền mặt có điều kiện giúp người nghèo duy trì việc học hành cho con. Bộ Y tế cũng được tăng ngân sách thêm 300%.

Ông Aquino khá mạnh tay chống tham nhũng. Ông nói : "Chúng ta nổi tiếng với câu nói ‘bài trừ được tham nhũng, sẽ bài trừ được đói nghèo’. Chúng ta sẽ không dung thứ cho những tình huống trong đó bạn thân được độc quyền...vì điều đó chỉ khiến chúng ta giậm chân tại chỗ, không phát triển được".

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề ông vẫn chưa cải thiện được. Ví dụ, chi tiêu cho hạ tầng cơ sở vẫn thấp, chỉ chiếm 4% GDP. Giá điện ở Manila đắt đỏ bậc nhất châu Á–Thái Bình Dương. Giao thông vẫn kinh hoàng và sân bay quốc tế Ninoy Aquino còn xa mới đạt đến độ lý tưởng. Hay như tỷ lệ xuất khẩu lao động của Philippines vẫn còn cao.

Nói về vấn đề Biển Đông, ông cho rằng, tranh chấp hiện nay với Trung Quốc không ảnh hưởng tới các quan hệ thương mại và du lịch. Đến năm 2011, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 600 triệu USD vào Philippines, trong khi hơn 800.000 người Philippines thăm Trung Quốc mỗi năm.

Về việc Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết tòa này có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh hải, ông Aquino nhấn mạnh: "Các hành động của chúng tôi không đồng nghĩa với việc làm gia tăng căng thẳng. Chúng tôi không tự coi mình là có khả năng tấn công chống lại bất kỳ ai".

Ông Aquino cũng hoan nghênh việc thực hiện kế hoạch thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thế này, "tôi chắc chắn rằng bạn không thể lớn mạnh với một nền kinh tế không cạnh tranh".

Theo ông, một số nước thành viên TPP (nếu không muốn nói là tất cả) đều hoan nghênh sự gia nhập của Philippines. Một số nước hiện đang giúp đỡ Philippines để hoàn thiện các điều kiện để trở thành thành viên của tổ chức này.

Tổng thống Aquino bình luận, Việt Nam đi trước chúng tôi một bước. Hai nước đều phải đối mặt với những thách thức như nhau như : địa chính trị, biến đối khí hậu, tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

‘Người Việt Nam rất rõ ràng. Khi nói gì là đều tính toán kỹ", ông Aquino đã nói như vậy về các bạn.

Cuối cuộc nói chuyện, Aquino cho rằng, cần phải có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế vì sự hiện diện của Philippines trong cộng đồng ASEAN và còn vì Philippine là một trong những quốc gia đông dân nhất khu vực".

Chưa biết di sản mà ông NoyNoy để lại sẽ thế nào sau cuộc bầu cử vào năm tới, năm 2016, nhưng có một điều đã rõ, giống như Việt Nam, Philippines đang góp phần thiết lập trật tự ở khu vực. Về lâu dài Việt Nam và Philippines cần học cách phối hợp với nhau.

Karim Raslan, chuyên gia bình luận về Đông Nam Á.