Tổng thống Putin mặc dù đang phải đối mặt với các loại trừng phạt và phản đối của quốc tế vẫn luôn là một bên có sức mạnh áp đảo hơn trong đàm phán với Ukraina.

LTS: Cuộc khủng Ukraina kéo dài gần một năm qua vẫn chưa tìm được lối thoát, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng dường như cuộc khủng hoảng ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Putin người được cho là có vai trò then chốt đối với cuộc khủng hoảng, đang có nhiều lợi thế trước các bên đối tác.

Dưới đây là một số nhận định liên quan đến các chiều hướng cuộc khủng Ukraina của Ông James Carden, hiện là biên tập viên Tạp chí American Conservative, ông từng là cố vấn của Ban nghiên cứu quan hệ Nga - Mỹ, thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Các thông báo về cuộc gặp mới đây (ngày 17/10) tại Milan, Ý giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cho thấy ít tiến triển trong việc giải quyết cuộc khủng gần một năm qua tại Ukraina. Đây là điều không bất ngờ trong bối cảnh chính trị hiện nay ở châu Âu.

{keywords}

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Milan. Ảnh: Reuters

Sau nhiều nỗ lực, Tổng thống Poroshenko đã thất bại một cách tai tiếng trên mặt trận quân sự tại vùng Donbas. Mặc dù phe của Tổng thống vẫn dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, nhưng ông vẫn phải đối mặt với một số thách thức đặc biệt là nền kinh tế đang suy sụp (một số đánh giá cho rằng nền kinh tế Ukraina sẽ sụt giảm 10% trong năm nay) và sự gia tăng phản ứng của dân chúng đối với các thức giải quyết khủng hoảng của chính phủ.

Do vậy, trong bối cảnh này, diễn biến cuộc gặp Putin và Poroshenko tại Milan gần giống với cuộc gặp tháng 8 trước đó tại Minsk, Belarus. Tổng thống Putin mặc dù đang phải đối mặt với các loại trừng phạt và phản đối của quốc tế vẫn luôn là một bên có sức mạnh áp đảo hơn trong đàm phán với Ukraina.

Sức mạnh của Putin còn tăng lên khi cuộc khủng hoảng bắt đầu chuyển từ cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraina sang cuộc chiến giữa Ukraina và châu Âu đối với nguồn cung khí tự nhiên của Nga. Ukraina là điểm trung chuyển 50% khí hóa lỏng của Nga cho EU và vụ Ukraina đóng đường ống dẫn khí hóa lỏng đến vùng Đông Nam Châu Âu làm cho Nga phải ngừng cung cấp khí vào tháng 1/2006 và tháng 1/2009 vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của các nhà lãnh đạo châu Âu.

Quốc hội Ukraina mới đây đã thông qua đạo luật thanh lọc, một hành động cưỡng bức được hợp thức hóa nhằm hạn chế các vị trí quan chức thông qua "các tiêu chuẩn vô giá trị", như quay lại thời kỳ của Đảng Quốc xã. Thêm vào đó là sự mở rộng "mặt trận nhân dân" của Thủ tướng Arseniy Yatsenuyuk đã cho thấy rõ ràng môi trường chính trị không yên bình ở cả Ukraina và Đông Âu, nơi vẫn còn ám ảnh về sự tham gia của người Ukraina chống lại người gốc Ba Lan và người Do Thái.

Đã có những dấu hiệu căng thẳng giữa Ukraina và Ba Lan, quốc gia châu Âu ủng hộ nhiệt tình nhất của Ukraina. Do chiến tranh, Ukraina vốn là nước xuất khẩu than theo dự tính sẽ phải nhập khẩu 3-4 triệu tấn than khi mùa đông tới. Theo Bộ trưởng kinh tế Ba Lan mặc dù chiến tranh, Ukraina hiện đang nhập khẩu một khối lượng lớn than của Nga, và chỉ quan tâm đến than của Ba Lan nếu nó được "cho không".

Ngoài ra, mâu thuẫn do lệnh cấm của Kiev đối với thịt của Ba Lan với cái cớ là vấn đề sức khỏe đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Quan hệ song phương còn bị xấu đi do những cuộc biểu tình của dân chúng ở Kiev kêu gọi khôi phục lại Quân đội kháng chiến Ukraina, một lực lượng đã tham gia thảm sát quy mô lớn hàng ngàn người gốc Ba Lan trước đây.

Thực tế là những nhân vật thời chiến như Stepan Bandera đã phơi bày tinh thần này của dân chúng ở vùng phía Đông Ukraina. Dưới đây là một đoạn đáng nhớ của nhà sử học Halik Kochanski nói về lịch sử của người gốc Ba Lan trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai:

"Người Đức đã sử dụng những người Ukraina phản bội chống lại người gốc Ba Lan bằng cách tuyển mộ một số lượng lớn vào trong các đơn vị phụ trợ và các đạo quân lớn ở vùng Roland và Nachigen. Họ đã trở thành các trợ thủ đắc lực nhất của người Đức, được trang bị quân trang, vũ khí và được đào tạo trước khi thực thi nhiệm vụ chính là: hủy hoại người Do Thái".

Những thay đổi nhân sự gần đây của Chính phủ Ba Lan có thể gây những tác động đến cuộc khủng hoảng khu vực. Tháng trước, Bà Ewa Kopacz đã lên thay Thủ tướng Donald Tusk đi nhận chức lãnh đạo EU, bà đã bác bỏ chính sách đối ngoại "bài Nga" của Bộ trưởng ngoại giao Radek Sikorski dưới thời Tusk.

Cuối cùng là thay đổi mới đây về lãnh đạo cấp cao của NATO cũng có lợi cho Putin. Thủ tướng Nauy, ông Jens Stotenberg đã làm tổng thư ký NATO thay cho Cựu Thủ tướng Đan Mạch, ông Andes Fogh Rasmussen, một người chải chuốt, rất hăng hái trong cuộc chiến Irắc. Trái ngược với người tiền nhiệm, tổng thư ký mới nổi tiếng là người kiến tạo đồng thuận và được cho là sẽ có nhiệm kỳ tốt đẹp với Tổng thống Putin, khi nói về Stoltenberg Tổng thống Putin cho rằng "chúng tôi có quan hệ rất tốt, kể cả quan hệ cá nhân".

Trên cơ sở những sự kiện trên, dường như cho thấy Putin không mấy sốt sắng phải nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Động lực thực sự để giải quyết cuộc khủng kéo dài gần một năm qua ở Ukraina có thể sẽ vào thời điểm sau mùa đông lạnh lẽo ở Đông Âu, khi cân bằng chính trị của Châu Âu ngả hơn về phía Tổng thống Putin./.

Mai Linh (theo National Interest)