-Nhìn theo chiều hướng tích cực hơn thì cũng có thứ làm chúng ta dịu lòng, đó là qua sự cố này, số lượng người (đặc biệt là giới trẻ) biết và hiểu rõ về chiếc khăn Piêu cũng như văn hóa Thái sẽ tăng lên đáng kể.

LTS: Sau khi Tuần Việt Nam đăng tải bài viết của tác giả Tòng Thị Lan về sự cố khăn piêu trên truyền hình, nhiều độc giả đã gửi bài chia sẻ những góc nhìn khác nhau quanh câu chuyện. Để khép lại loạt bài thông tin đa chiều này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của tác giả Trần Văn Tuấn, chuyên gia về phát triển.

Khi tổ chức bất kỳ một sự kiện dù lớn hay bé, trong chúng ta ít ai dám cam đoan là sẽ không để xảy ra bất kỳ một sự cố hay hạt sạn nào.

Trong mỗi khâu chuẩn bị, người phụ trách cần xây dựng được các kịch bản và có phương án kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.

Sẽ không có chuyện gì to tát nếu những sự kiện này nằm trong phạm vi của một tổ chức, một  gia đình - khi đó chúng ta sẽ "rút kinh nghiêm sâu sắc" và ghi nhớ để lần sau tổ chức tốt hơn. Trong sự cố truyền thông về "những chiếc khăn Piêu" gần đây, vấn đề trở nên nghiêm trong hơn rất nhiều do phạm vi ảnh hưởng và liên quan đến những yếu tố "nhạy cảm" trong văn hóa.

Trên ghế nhà trường, trên TV, báo chí và trong đời thường, ai chẳng một lần được nghe nhắc đến chiếc khăn Piêu của dân tộc Thái - cộng đồng lớn thứ ba tại nước ta. Tuy nhiên tôi cam đoan rằng không phải ai cũng biết được hình thù nó như thế nào(!) Việc các thành viên  của F-Band có thể không biết đây là những chiếc khăn Piêu cũng là một điều có thể xảy ra và lời xin lỗi của họ có thể chấp nhận được. Thành thật mà nói, bản thân tôi - một người có nhiều năm gắn bó với người Thái, cũng chưa từng biết chiếc khăn này trông như thế nào trước khi lên công tác tại Sơn La vào năm 1995.

{keywords}

Thay vì nghiêm túc nhìn lại các khâu để xác định vấn đề này nằm ở đâu rồi đưa ra các giải pháp khắc phục một sự cố truyền thông nghiêm trọng như thế này, thì Cty này (Cát tiên sa) lại rất nhanh, đá quả bóng tai tiếng này cho người khác.

Nếu Nhà sách tuổi trẻ có hay không có trong tay bản gốc của chứng từ cho Cty Cát Tiên Sa thuê trang phục biểu diễn dành cho nhóm nhạc F-Band, hay trong chứng từ này có ghi riêng thêm mấy từ "+ khăn piêu" hay không, chỉ là chuyện  nhỏ, cho thấy sự thiếu cầu thị.

Trong công việc, tôi thường xuyên gặp chuyện này. Thay vì nghiêm túc nhìn lại các khâu để xác định vấn đề này nằm ở đâu rồi đưa ra các giải pháp khắc phục một sự cố truyền thông nghiêm trọng như thế này, thì đơn vị có trách nhiệm lại đá quá bóng.

Đơn giản mà xét, thì bạn thuê đồ dùng của ai cũng vậy, người cho thuê họ cho bạn thuê những gì bạn cần, bạn yêu cầu. Trước khi mang hàng đi bạn phải kiểm hàng và nếu không đúng yêu cầu thì trả lại không thuê nữa.

Thôi thì dù sao đây cũng chỉ là một công ty thương mại có ngành nghề kinh doanh liên quan đến tổ chức sự kiện. Trên nguyên tắc mà nói, những ai thắc mắc và  bất bình với chuyện này đâu có biết ai là đơn vị sản xuất nếu không để ý mấy dòng chữ nhỏ chạy ở cuối chương trình. Họ chỉ biết chương trình này do truyền hình chịu trách nhiệm.

Nếu chiếc Iphone của bạn bị trục trặc thì nơi chịu trách nhiệm bảo hành sẽ là hãng Apple. Với tinh thần chuyên nghiệp, họ sẽ không bao giờ gửi cho bạn một email giải thích là cái IC chiếc Iphone của bạn bị hỏng vì nó được sản xuất bởi hãng Huawei, một thương hiệu TQ nên bạn cứ kêu ca công ty TQ đó đi. Đây chính là sự khác biệt nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại là cơ bản khiến chúng ta khác hẳn với các nước tiên tiến trong quản trị và truyền thông đại chúng.

Từ sự cố nói trên, chúng ta có thể rút ra được một vài gợi ý sau:

Thứ nhất, cho dù tất cả các sự cố đều có nguyên nhân và nó có thể nằm ở một khâu hay công đoạn nào đó, nhưng khách hàng hoặc người sử dụng dịch vụ không có trách nhiệm phải biết vấn đề này do ai gây ra. Người cung cấp dịch vụ hoặc bán sản phẩm phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp. Trong trường hợp này, sự lên tiếng có phần chậm chạp của đơn vị truyền hình dường như phản ánh một thực tế đã tồn tại từ lâu là thiếu kỹ năng trong giải quyết các sự cố truyền thông và thiếu chuyên nghiệp trong việc chịu trách nhiệm - đặc biệt là trách nhiệm giải trình.

Thứ hai, việc chạy quanh và đổ lỗi chưa bao giờ giúp giải quyết triệt để được vấn đề. Điều này cho thấy, chúng ta chưa có cơ chế rõ ràng và phù hợp để giám sát từng công đoạn của mỗi quy trình xây dựng.

Việc thiếu và yếu  trong hệ thống kiểm soát chất lượng nói chung vẫn còn phổ biến và chưa có dấu  hiệu chuyển biến tích cực. Trong câu chuyện này, sự cầu thị của một nhóm nhạc còn rất trẻ, khi công khai xin lỗi phải khiến cho những ai được coi là "người lớn" tự soi gương.

Thứ ba, với sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa và lịch sử của đất nước mình, có một số giá trị truyền thống hay bản sắc dân tộc (đặc biệt là của dân tộc ít người) chỉ được biết đến một cách hạn chế bởi cộng đồng đó và những nhà chuyên môn.

Để phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống này, góp phần tạo dựng một Việt Nam giàu về bản sắc, sự chủ động của từng cộng đồng là cần thiết, giới thiệu sâu rộng các giá trị này với các cộng đồng khác và bạn bè Quốc tế. Có như vậy thì những chiếc khăn Piêu sẽ luôn được sử dụng và tôn vinh theo đúng giá trị của nó.

Trên hết, sự cố nói trêncó thể chỉ là hậu quả của sự bất cẩn trong chuyên môn hay thiếu hiểu biết của một vài cá nhân, đơn vị.

Nhìn theo chiều hướng tích cực hơn thì cũng có cái làm chúng ta dịu lòng đi một chút, đó là qua sự cố này, số lượng người (đặc biệt là giới trẻ) biếu và hiểu rõ về chiếc khăn Piêu cũng như văn hóa Thái sẽ tăng lên đáng kể.

Trần Văn Tuấn

*Tác giả là chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia châu Á và châu Phi. Bài viết có tham khảo cuốn Dead Aid - Why Aid Is Not Working and How There Is a better Way for Africa của Dambisa Moyo.

Bài cùng tác giả:

Người Nhật sang Việt Nam chắc vui lắm

Người Nhật nếu sang Việt Nam chơi chắc hẳn đa phần là vui lắm, bởi vì từ trong nhà ra ngoài đường, đâu đâu họ cũng có thể nhận thấy các sản phẩm "made in Japan".

Người Việt định kiến?

Ngoài sàn chứng khoán Nairobi Stock Exchange (NSE). Nairobi là một thành phố năng động, xếp thứ 12 tại Châu Phi về độ lớn với diện tích khoảng 630 km2 và dân số gần 4 triệu người.

Đàn ông Việt còn phải học nhiều để... 'bằng' phụ nữ

Chúng ta không chỉ cố gắng làm cho phụ nữ "bằng" được như đàn ông, mà có rất nhiều thứ đàn ông cần phải học và thay đổi để "bằng" được phụ nữ.