Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.400USD. Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000USD, nhưng con số thực tế thấp hơn nhiều.

Việc bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng có thể giúp cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó GDP của Việt Nam tăng 1-2% (khoảng 15-25 tỷ USD).

Đây là khẳng định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đi cùng với kế hoạch loại bỏ 15% ngành nghề kinh doanh có đăng ký. Trong khi đó, theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2014 của Ngân hàng Thế giới tính toán dựa trên số liệu năm 2012, xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm các nước có thứ bậc từ 91 đến 120.

{keywords}

Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.400USD. Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000USD, nhưng con số thực tế thấp hơn nhiều.

Nguyên nhân chủ yếu do điều hành không hiệu quả thể hiện qua hàng loạt ách tắc: như thời gian nộp thuế hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm, thủ tục xuất nhập khẩu lên tới 21 ngày, khiến Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.

Theo tính toán của USAID, chỉ cần hợp nhất quá trình đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, cơ quan quản lý có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp (DN) 1 triệu USD...

Hàng loạt rào cản vừa nêu càng đòi hỏi phải nỗ lực sửa đổi chính sách, pháp luật mạnh mẽ và gấp rút hơn. Các dự thảo luật kinh tế đang lần lượt được trình Quốc hội phê chuẩn. Hy vọng, qua hàng loạt sửa đổi này, hệ thống luật kinh tế khắc phục được nhược điểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường và DN phát triển.

Đặc biệt, Nghị quyết 19/2014/NQ-CP, ban hành ngày 18/3/2014 được đánh giá là gói cải cách có ảnh hưởng sâu rộng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của nghị quyết này là nâng các chỉ số cạnh tranh chính của Việt Nam ngang bằng mức trung bình của 6 nước ASEAN.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014, theo đó, Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, so với vị trí 70 của năm ngoái. Kết quả này có được nhờ những biện pháp tích cực của Chính phủ thời gian qua, như việc ra các chính sách hỗ trợ DN, tháo gỡ khó khăn khi vay vốn ngân hàng...

Nhà điều hành đã tập trung vào những hành động cụ thể và đề ra mục tiêu có thể đo đếm được, từ đó giám sát, thúc đẩy và đánh giá quá trình thực thi trong bộ máy. Tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu song khoảng cách với các quốc gia láng giềng ngày một lớn.

Cụ thể, xếp hạng của Việt Nam đang kém Singapore tới 66 bậc, thua Malaysia 48 bậc, kém Thái Lan 37 bậc và thậm chí vẫn còn thấp hơn lần lượt 34 bậc và 16 bậc so với Indonesia và Philippines.

Vì vậy, chính sách thị trường cần được đổi mới để thích ứng với giai đoạn phát triển cao hơn, đáp ứng đòi hỏi của DN và người tiêu dùng. Luật đầu tư hay Luật Doanh nghiệp sửa đổi phải hướng tới làm sao đảm bảo môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các DN hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn.

Trên cơ sở chính sách chung đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ, cần có chính sách đặc thù thích hợp với từng loại thị trường, theo phương châm tự do hóa thương mại, dỡ bỏ các rào cản để kích thích phát triển với tốc độ cao và phát triển bền vững.

Chính sách thuế đã bộc lộ những nhược điểm lớn, trở thành lực cản đối với tích tụ vốn, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhất là DN dân doanh. Theo quan điểm đó, xây dựng hệ thống thuế mới bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, nghiên cứu để Nhà nước tăng thu một số khoản đang bị thất thoát nghiêm trọng như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trốn thuế, lậu thuế.

Chính sách tín dụng và hoạt động của ngân hàng thương mại trên thực tế chưa bao giờ tạo lập quan hệ bình đẳng đối với DN dân doanh và dân cư trong tiếp cận vốn tín dụng.

Do đó, tình trạng cho vay nặng lãi với lãi suất "cắt cổ” khá phổ biến, cần được đổi mới theo hướng ưu tiên các dự án đầu tư, hoạt động kinh doanh của DN và dân cư phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội, bằng những thủ tục công khai, minh bạch để mọi DN và dân cư có thể nhận được các khoản vay cần thiết.

Về phía DN, chiến lược kinh doanh của DN là vấn đề cốt lõi nhưng chưa được DN thực sự chú ý kể cả các tập đoàn, tổng công ty khi thành lập cũng như quá trình phát triển.

Không có chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường, không đề ra được các kịch bản phát triển gắn với hệ giải pháp thích hợp thì DN khó đạt được thành công trong đầu tư và kinh doanh.

Do thiếu chiến lược nên trước đây, khi thời điểm thị trường chứng khoán và bất động sản tăng mạnh, chi phí vốn rẻ và rất dễ dàng huy động vốn, nhiều DN đã đầu tư vào các ngành ngân hàng, cổ phiếu...

Còn hiện nay, khi không còn nguồn tiền dễ dàng, giá trị tài sản giảm mạnh, các DN này không thể phân bố nguồn lực hợp lý, dẫn đến không hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy, khi nói đến cải cách môi trường kinh doanh và chính sách kinh tế vĩ mô thì cũng nên nói đến những cải cách quyết liệt từ bên trong DN.

GS Nguyễn Mại/ Theo Thời báo Doanh nhân Sài Gòn

Tiêu đề do TVN đặt