Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa với 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày.

Chiều 5/3, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ “Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới”. 

Triển lãm được trưng bày theo 3 nội dung: Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các triều đại; Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; Bia đề danh Tiến sĩ và các Trạng nguyên tiêu biểu. 

{keywords}

Vua Lý Nhân Tông cho thành lập Quốc Tử Giám và tuyển những người có tài văn học, năm 1076 (Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 3, mặt khắc 38). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV 

 

{keywords}

Quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn vào học ở Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tổ, năm 1428 (Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 15, mặt khắc 2). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

 

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa. Đặc biệt trong đó có cả 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày. Các hình ảnh, tư liệu được lựa chọn từ 3 di sản thế giới của Việt Nam là Mộc bản Triều Nguyễn; Châu bản Triều Nguyễn và Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thông qua triển lãm nhằm tái hiện lại bức tranh của nền giáo dục và khoa cử Việt Nam xưa. Bên cạnh đó là những quan điểm của nhà nước về giáo dục, khoa cử trong lịch sử; giới thiệu đến cộng đồng những danh nhân khoa bảng của quốc gia được lưu giữ trong các Di sản tư liệu thế giới...

 

{keywords}

Bản tấu của Bộ Lễ về việc cấp ngựa cho các tân tiến sĩ vinh quy năm Tự Đức thứ 4 (1851)

            (Châu bản Triều Nguyễn - Tự Đức tập 28). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

 

{keywords}

Trích Bài ký bia Tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) dưới triều vua Lê Thái Tông.  Nguồn: Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước khẳng định: "Đây là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, công chúng trong và ngoài nước yêu thích văn hoá lịch sử tìm hiểu sâu hơn về nền giáo dục, nền văn hoá Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà quản lý trong việc hoạch định các chính sách để xây dựng một xã hội học tập - đòi hỏi tất yếu của cách mạng công nghiệp và sự phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

Đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu đầy sinh động cho các thế hệ học trò, được biết đến tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng, từ đó hun đúc truyền thống hiếu học của Việt Nam".

 

{keywords}
Cục trưởng Đặng Thanh Tùng tặng Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám bản dập Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Thăng Long)

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Các tư liệu, hình ảnh tại đây là những bằng chứng đã được gìn giữ, bảo tồn và ngày càng có tính chất khoa học. Việc quảng bá, giới thiệu đến công chúng là việc làm hết sức có ý nghĩa, không những của ngành lưu trữ mà còn đối với ngành văn hoá nói chung".

Triển lãm mở cửa từ ngày 5/3 đến hết ngày 5/4/2018.

Tình Lê