Nền móng của kịch bản này sẽ cần đến sự chung tay của ba bộ chính yếu là Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học & Công nghệ.

Chiều 5/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và đoàn công tác của Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN). Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương.

Nội dung buổi làm việc tập trung vào tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã và đang tích cực triển khai các công việc được giao. Trong số này bao gồm có ba nhiệm vụ chính.

{keywords}
Buổi trao đổi giữa Bộ TT&TT và Bộ KH&CN về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm hướng đến cuộc CMCN 4.0. Ảnh: Trọng Đạt

Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng CNTT, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, đáp ứng bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng.

Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông chú trọng hoàn thiện mạng di động 4G. Bảo đảm cung cấp dịch vụ ổn định trên toàn quốc từ năm 2018. Ngoài ra, có chính sách nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G, đáp ứng yêu cầu của công nghệ kết nối Internet vạn vật (IoT).

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết quý I/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai, lắp đặt 40.000 trạm 4G tại Việt Nam. Trong số này, có doanh nghiệp đã hoàn thành việc cung cấp vùng phủ sóng tới 95% dân số. Bộ TT&TT mới đây cũng đã công bố kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại khu vực Hà Nội đối với hai nhà mạng MobiFone và Viettel.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới mà Bộ TT&TT sẽ thực hiện là việc triển khai lộ trình tắt sóng truyền hình tương tự. Điều này là để giải phóng băng tần 700 MHz, dùng cho thông tin di động IMT. Việc tiếp theo là từng bước tiến hành nghiên cứu và quy hoạch tái sử dụng băng tần này.

Để phục vụ cho cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Bộ cũng đang tiến hành sửa đổi và hoàn thiện Danh mục các sản phẩm CNTT trọng điểm theo hướng hỗ trợ CMCN 4.0. Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu để hướng tới việc hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất sản phẩm CNTT.

Trong thời gian gần đây, Bộ TT&TT cũng thường xuyên tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố cho mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đồng thời tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên mạng ứng cứu sự cố. Bộ cũng từng bước thúc đẩy việc gắn kết ứng dụng CNTT và cải cách hành chính giai đoạn 2017 – 2020, góp phần xây dựng nền móng cho Chính phủ điện tử.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ về thực tế triển khai cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Với nhiệm vụ thứ hai trong Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm về công nghiệp CNTT-TT. Bên cạnh đó là việc ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an ninh thông tin.

Bộ TT&TT cũng triển khai nghiên cứu phát triển hệ thống nghiên cứu dữ liệu lớn, nền tảng IoT mở, các đề tài cấp bộ về an toàn thông tin, đô thị thông minh, triển khai IPv6, hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT. Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 4G.

Trước những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, Bộ TT&TT cũng đang thực hiện công tác truyền thông, giúp cho người dân, doanh nghiệp có nhận thức đúng về cuộc CMCN 4.0, hiểu được rõ những nguy cơ và lợi ích của cuộc cách mạng.

Khép lại buổi làm việc, cả hai Bộ đã thống nhất về việc Bộ TT&TT, cùng với Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ là nơi xây dựng nên nền móng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây cũng là cơ sở để các bộ sản xuất như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp hay Bộ Công thương chuyển mình, nhằm bắt kịp với xu thế của cuộc CMCN 4.0. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần một kịch bản chiến lược quốc gia với sự tham gia của tất cả các bộ ngành trong thời gian tới.

Trọng Đạt

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc

Vietnam ICT Summit 2017 không đơn thuần chỉ là diễn đàn về CNTT - Truyền thông, mà còn là nơi thể hiện ý chí của người dân và Chính phủ trong việc triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới.

Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0

Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0

Vietnam ICT Summit là diễn đàn cấp cao về CNTT - Truyền thông, nơi quy tụ những thành tựu và ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực ICT tại Việt Nam năm 2017.

Chuyển mạng giữ số: Nhà mạng e dè sợ thuê bao "bỏ chạy"

Chuyển mạng giữ số: Nhà mạng e dè sợ thuê bao "bỏ chạy"

Trước tâm lý sợ việc chuyển mạng giữ số sẽ làm mất thuê bao, lãnh đạo Bộ TT&TT đã kịp thời chấn chỉnh lại các nhà mạng.

Chuyển mạng giữ số: Cơ hội tăng tốc của các nhà mạng

Chuyển mạng giữ số: Cơ hội tăng tốc của các nhà mạng

Ba nhà mạng lớn Vinaphone, Mobifone và Viettel đã bắt đầu triển khai thử nghiệm kỹ thuật thực hiện lộ trình “Đề án chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam” của Bộ Thông tin và Truyền thông.