Nhiều tỉnh thành đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog). Sắp tới, đề án số hóa truyền hình sẽ tới với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Hoàn thành số hoá truyền hình tại 15 tỉnh thành

Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), công tác chuẩn bị cho việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đã được thực hiện.

15 tỉnh gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Bình Thuận, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang đã hoàn thành ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát sóng chính từ ngày 15/8/2017.

{keywords}
Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã hoàn thành việc số hóa truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt

Báo cáo của Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết các gia đình trên địa bàn nói trên đều phấn khởi khi thu xem được các kênh truyền hình thiết yếu của Trung ương và địa phương như VTV, VTC, AVG với độ phân giải cao.

Tuy vậy, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 15 tỉnh nhóm II bị lùi so với kế hoạch do việc triển khai chậm các thủ tục. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa địa phương và doanh nghiệp chưa được tích cực. Điều này dẫn đến việc phát sóng truyền hình số tại tỉnh Phú Thọ còn chậm trễ. Một số địa phương chưa khảo sát kỹ nên việc tổng hợp danh sách địa bàn chưa chính xác.

Theo dự kiến 8 tỉnh gồm Khánh Hoà (thuộc nhóm 2) và 7 tỉnh (thuộc nhóm 3) gồm Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày 31/12/2017.

{keywords}
Sắp tới đề án số hóa truyền hình sẽ được triển khai tiếp tại 8 tỉnh thuộc nhóm 2 và 3. Ảnh: Trọng Đạt

Tại những địa phương này, có 2 tỉnh vùng phủ sóng truyền hình nhỏ hơn trước đây. Ở tỉnh Bình Phước, vị trí đặt trạm phát phải di chuyển từ núi Bà Rá về thị xã Đồng Xoài để nhường đất cho phát triển du lịch.

Tại Tây Ninh, vị trí đặt trạm cũng phải di dời khỏi núi Bà Đen. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng can nhiễu sang Campuchia. Bên cạnh đó, địa hình núi Bà Đen tương đối phức tạp, khó khăn trong di chuyển và không hợp làm nơi đặt máy phát sóng đơn tần.

Để giải quyết vấn đề này, SDTV sẽ triển khai thêm 2 trạm phát tại Tân Hoà (Tây Ninh) và Bù Gia Mập (Bình Phước) để bù lõm vùng phủ sóng.

Triển khai tiếp số hoá truyền hình tại miền Trung, Tây Nguyên

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai 7 máy phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại một số tỉnh thuộc khu vực Trung bộ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.

Ngày 16/11/2017, Bộ TT&TT đã cấp giấy phép cho công ty SDTV thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình số DVB-T2 tại 30 tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Như vậy, SDTV đã chính thức được triển khai hạ tầng mở rộng vùng phủ sóng DVB-T2 tại khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (trừ Gia Lai, Kon Tum).

Công ty RTB đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thực hiện các thủ tục xin cấp phép mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá tới Thừa Thiên Huế).

{keywords}
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt

Theo đánh giá, điều kiện địa hình của các tỉnh giai đoạn III và IV phức tạp, có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này dẫn đến địa bàn có vùng phủ sóng nhỏ hơn nhiều so với các tỉnh trước đó. Ngược lại, địa bàn không thuộc vùng phủ sóng rộng lớn hơn nhiều.

Trước khó khăn này, Cục Tần số Vô tuyến điện đề xuất xem xét triển khai đề án số hoá theo địa bàn tỉnh, không theo khu vực. Bên cạnh đó, cần chọn tỉnh có điều kiện thuận lợi triển khai trước, cụ thể hơn là với trường hợp của Hà Tĩnh. Ngoài ra, cần hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao sự chủ động của SDTV khi phối hợp cùng Bình Phước và Tây Ninh tìm giải pháp xử lý tình trạng lõm sóng. Đồng thời yêu cầu SDTV đẩy nhanh tiến độ lắp đặt trạm phát sóng để kịp thời hạn phát sóng truyền hình số mặt đất. Với VTC,  AVG và VTV, Thứ trưởng cũng yêu cầu hai đơn vị này cần bám sát để có kế hoạch đầu tư hợp lý, đồng bộ.

Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng nhất trí tiến hành triển khai hỗ trợ bộ đầu thu tín hiệu vệ tinh cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đề xuất này được áp dụng ở những vùng trước đây đã thu được tín hiệu tương tự nhưng hiện tại không thu được tín hiệu số mặt đất.

Trọng Đạt

VTV, SCIC ngừng làm tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới

VTV, SCIC ngừng làm tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới

Thủ tướng đã đồng ý cho VTV, SCIC thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam, bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật.

VTC chuyển phát số vệ tinh bằng hệ thống trung tâm tín hiệu truyền hình công nghệ mới

VTC chuyển phát số vệ tinh bằng hệ thống trung tâm tín hiệu truyền hình công nghệ mới

Từ 0h ngày 31/10/2017, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC chuyển sang cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh trên Hệ thống trung tâm xử lý tín hiệu công nghệ mới thay thế cho hệ thống HeadEnd hiện nay.

Đài truyền hình phải ưu tiên khung giờ vàng cho trẻ em

Đài truyền hình phải ưu tiên khung giờ vàng cho trẻ em

Các đài, kênh truyền hình phải ưu tiên khung giờ vàng, giờ sinh hoạt chung dành cho các tin tức, nội dung, chuyên đề về trẻ em.

Bàn giao kênh truyền hình Quốc hội về Văn phòng Quốc hội

Bàn giao kênh truyền hình Quốc hội về Văn phòng Quốc hội

Chiều 20/10, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam đã diễn ra lễ bàn giao Kênh truyền hình Quốc hội về Văn phòng Quốc hội.