- Thông tin được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ tại Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT&TT lần thứ 22 ở Vĩnh Long với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội cho ĐBSCL”.

Ngày 29/8, Bộ TT&TT phối hợp cùng UBND tỉnh Vĩnh Long, Hội tin học Việt Nam tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT&TT lần thứ 22 với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội cho ĐBSCL”. Hội thảo thu hút hơn 700 đại biểu là các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp và các thành viên trong Ban chỉ đạo về xây dựng Chính phủ điện tử tham dự.

Với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội cho ĐBSCL”, các đại biểu sẽ cùng thảo luận, đưa ra một số giải pháp trong định hướng xây dựng chính quyền điện tử trong tình hình mới, giải pháp ứng dụng CNTT thích ứng biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra và liên quan đến mọi lĩnh vực. 

Trong đó, CNTT&TT là một trong những thành phần nền tảng với những yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo

Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 được kỳ vọng tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức quản lý, sản xuất, kinh doanh. CMCN 4.0 được coi là cơ hội lớn đưa đất nước đi lên hiện đại và thịnh vượng Cụ thể hóa bằng hành động, nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội, lợi thế của CMCN 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0.

“Bộ TT&TT cũng đang tích cực triển khai nghiên cứu, xây dựng đề án nhằm thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số là một xu thế không thể cưỡng lại được trong bối cảnh hiện nay. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là một tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể hiện thực hóa các cơ hội do cuộc CMCN lần thứ 4 mang lại.

Nhiều giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển đổi số như phát triển hạ tầng, thúc đẩy ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp,... Nhưng trong đó theo tôi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện tại”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.

{keywords}
Giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain trong hóa đơn điện tử và kết nối ngân hàng trực tuyến đầu tiên có mặt tại Việt Nam 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, trong bối cảnh đó để Hội thảo lần này thực sự thiết thực, đóng góp vào sự phát triển của ĐBSCL nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung, ông đề nghị các đại biểu cần quan đến các yếu tố đặc thù của của ĐBSCL, các đề xuất phải sát với thực tiễn của các địa phương, phù hợp với xu thế chung của thế giới và chủ trương của Chính phủ.

Các đề xuất, kiến nghị của các chuyên gia, đại biểu tại Hội thảo cần mang tính khả thi, thiết thực để biến được thành các hành động, giải pháp cụ thể, giúp ích cho các địa phương trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, Hội Tin học Việt Nam lịch sử phát triển lâu đời, quy tụ được nhiều thành viên từ doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, các chuyên gia và từ các CQNN, đây là một lợi thế lớn của Hội. Chính vì vậy cần biến lợi thế thành những hành động cụ thể có tính thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong sự nghiệp thúc đẩy ngành CNTT&TT nước nhà…

Ông cũng đề nghị, Hội Tin học Việt Nam cần có những kiến nghị, đề xuất cụ thể, mạnh mẽ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT và các Bộ ngành liên quan khác để hoàn thiện khung pháp lý nói chung cũng như triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực CNTT-TT.

Bộ TTTT sẽ luôn phối hợp, hỗ trợ Hội Tin học Việt Nam trong các hoạt động của mình, đồng thời trong thời gian tới sẽ có những hành động cụ thể, đổi mới và quyết liệt hơn nữa trong công tác QLNN và thúc đẩy phát triển ngành CNTT&TT.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Quang cho biết, đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã giúp Vĩnh Long nâng cao hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp, góp phần tăng tính công khai minh bạch, thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.

Người đứng đầu UBND tỉnh Vĩnh Long, hi vọng thông qua hội thảo này, địa phương tiếp tục có những chủ trương, chính sách phù hợp cho phát triển CNTT-TT, góp phần xây dựng thành công chính quyền điện tử, phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các giải pháp công nghệ mới cho nông nghiệp, nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập.

T.Chí 

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài cảm thấy choáng ngợp và hứng khởi.

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số được xem như nền tảng cơ bản cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây là nền móng, vật liệu để xây dựng nên Chính phủ điện tử và nền Kinh tế số.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "CMCN 4.0 là cơ hội lịch sử của Việt Nam"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "CMCN 4.0 là cơ hội lịch sử của Việt Nam"

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để không bỏ lỡ cơ hội này, Chính phủ phải đổi mới, chuyển đổi thành Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ khả năng, đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số.