- Theo luật sư, nhà thầu thi công công trình sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị nạn.

Sập giàn giáo, 2 thợ xây rơi từ tầng 3 tử vong tại chỗ

Nguyên nhân vụ sập giàn giáo làm 3 người chết ở Hà Nội

Sập giàn giáo, thanh sắt xuyên thủng buồng lái xe Audi giữa Sài Gòn

Một thanh sắt tại công trường xây dựng của tòa nhà trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) rơi từ trên cao xuống đường khiến chị Dương Thị Hằng (30 tuổi, quê Bắc Ninh) tử vong và ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1956, ở Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị thương.

Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, hậu quả chết người xảy ra, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà thầu thi công xây dựng công trình. 

{keywords}
Một nạn nhân tử vong

Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu phải tổ chức lập rồi trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường.

Nhà thầu phải tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.

Để tổ chức thi công, nhà thầu sẽ có bộ phận quản lý an toàn để hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường...

Theo quan điểm của luật sư, sự cố thanh sắt công trình xây dựng rơi là do lỗi của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động đã không thực hiện đúng quy định về các biện pháp đảm bảo, dẫn tới hậu quả chết người.

Luật sư cho rằng, người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình đã vi phạm điều 6 thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng; gây hậu qủa 1 người tử vong, có dấu hiệu phạm tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 295 bộ luật Hình sự 2015.

Lỗi của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình trong vụ việc này là lỗi vô ý, được quy định tại khoản 2 điều 11 BLHS 2015: “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Vẫn theo luật sư Thơm, nhà thầu thi công công trình sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị nạn.

Bài học cho các chủ đầu tư

Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh thì cho rằng, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về an toàn lao động theo điều 295 bộ luật Hình sự. Quá trình điều tra tiếp theo, nếu phát hiện thấy cá nhân cụ thể nào có hành vi phạm tội, cơ quan chức năng sẽ khởi tố bị can đối với cá nhân đó, và thậm chí nếu phát hiện thêm dấu hiệu tội phạm khác liên quan đến sự việc này, cũng có thể sẽ tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự bằng một mức hình phạt nào đó, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình chị Dương Thị Hằng (là người đã tử vong) và cho ông Nguyễn Hùng Cường (là người bị thương). Nếu người phạm tội là cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp và đang thực hiện nhiệm vụ, thì doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường.

Các khoản bồi thường đối với gia đình chị Hằng gồm: Chi phí hợp lý cho việc mai táng chị Hằng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà chị Hằng có nghĩa vụ cấp dưỡng (con gái của chị Hằng); Bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

Các khoản bồi thường đối với ông Cường gồm có: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của ông Cường; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của ông Cường; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc ông Cường trong thời gian điều trị.

Nếu sau này ông Cường mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc ông Cường.

Có thể trong vụ việc này, việc bồi thường sẽ được doanh nghiệp có người gây thiệt hại thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, tự nguyện, nhưng điều dư luận thấy cần phải có là một chế tài hình sự được đưa ra.

Bởi lẽ, sự việc tương tự đã xảy ra nhiều lần, nhiều nơi, nhưng nguy hiểm như vậy vẫn hàng ngày, hàng giờ thường trực và có nguy cơ cướp đi tính mạng, sức khỏe của bất cứ người dân nào vào bất cứ lúc nào.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, một hình phạt thỏa đáng sẽ khiến cho các chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, hay người thi công trực tiếp lấy đó làm bài học để có biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân.

Thanh sắt rơi: Mẹ tử vong ngoài đường, con gái nhỏ bơ vơ

Thanh sắt rơi: Mẹ tử vong ngoài đường, con gái nhỏ bơ vơ

"Con gái vào lớp 1 nên Hằng đưa lên Hà Nội để tiện chăm sóc. Vậy mà mẹ con mới ở với nhau được mấy tháng đã âm dương cách biệt..." - người thân nghẹn ngào. 

Giàn giáo lộ thiên ở tòa nhà vụ thanh sắt rơi chết người phụ nữ

Giàn giáo lộ thiên ở tòa nhà vụ thanh sắt rơi chết người phụ nữ

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đang điều tra vụ thanh sắt rơi tại công trình xây dựng trên đường Lê Văn Lương khiến người phụ nữ tử vong.

Vụ thanh sắt rơi từ tòa nhà đang xây ở Hà Nội: Lời kể người chết hụt

Vụ thanh sắt rơi từ tòa nhà đang xây ở Hà Nội: Lời kể người chết hụt

"Tôi đang đi thì có vật gì rơi xuống sau xe máy, quật mạnh làm tôi ngã ra đường không biết gì nữa"- ông Nguyễn Hùng Cường, người thoát chết kể. 

Hình ảnh hãi hùng len lỏi các tuyến phố Hà Nội

Hình ảnh hãi hùng len lỏi các tuyến phố Hà Nội

Nhiều tuyến phố ở Hà Nội xây dựng nhiều tòa nhà cao tầng, kéo theo đó là những tay cẩu vươn dài ra các tuyến đường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. 

T.Nhung