- Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho rằng phá rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ quét, sạt lở. Chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn tiếp tục do nhiều đồi, nhiều rừng đã bị “cạo trọc”.

Chiều nay, tại buổi thông tin về công tác ứng phó đợt mưa lũ trong 3 ngày qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài đánh giá, thiệt hại do mưa lũ lịch sửa vừa qua là rất lớn, đặc biệt tại vùng núi.

“Trong đó có nguyên nhân chủ quan của người dân. Đi đường sẽ thấy có những điểm người dân phạt hẳn mái đồi xuống để làm nhà, hay xây nhà ven sông, ven suối”, ông Hoài nói.

{keywords}
Ông Trần Quang Hoài

Theo thống kê, hiện có khoảng 100.000 ngôi nhà trong tình trạng phải sơ tán để tránh sạt lở, lũ quét. Đề án di dời đã có, nhưng do kinh phí hạn hẹp nên đến nay vẫn chưa thể triển khai.

Ngoài ra ông Hoài nhận định, thiệt hại về người tại vùng núi vừa qua có một phần không nắm được thông tin, do ở phân tán, rải rác.

Khi báo chí đề cập, phá rừng có phải là nguyên nhân khách quan chính, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT thừa nhận đây là câu chuyện lớn của nước ta.

“Hiện đi lên khu Sơn La, Yên Bái, nhiều đồi, nhiều rừng đã bị cạo trọc trong khi trước đây rừng ngút ngàn che chắn. Chúng ta đang trả giá và sẽ còn tiếp tục phải trả giá vì để trồng rừng nguyên sinh tạo ra tấm giáp cần nhiều chục năm”, ông Hoài chia sẻ.

Không có chuyện xả lũ ngược

Ông Nguyễn Văn Hải, Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục PCTT cho rằng, trong đợt mưa lớn 10-12/10 vừa qua, cơ quan khí tượng dự báo lưu lượng nước về hồ Hoà Bình chưa sát.

Cụ thể, thời điểm 1h ngày 11/10 dự báo về 3.800 m3/s nhưng thực tế lên tới 9.360 m3/s, thời điểm 15h cùng ngày, dự báo 2.900 nhưng thực tế lên tới 11.290; 19h ngày 11/10, dự báo lưu lượng về là 17.000 m3/s nhưng thực tế có 7.250 m3/s...

Trước tình hình trên, hồ Hoà Bình lần đầu tiên phải mở 8 cửa xả đáy.

{keywords}
Ông Hải cho rằng, dự báo mưa vừa qua chưa sát

Nhiều PV đặt câu hỏi có hay không chuyện hồ Hoà Bình vận hành xả lũ ngược như nhiều chuyên gia thuỷ lợi phân tích.

Ông Trần Quang Hoài cho biết, hồ Hoà Bình được tích lên 117m, quy trình bình thường 6 tiếng xả 1 lần. Tuy nhiên khi có tình huống khẩn cấp được phép xả lũ cấp tập.

“Khi tôi có mặt lúc 6h sáng 11/10, lũ đã tràn qua cửa Văn Cung. Nếu không xả có thể làm biến dạng cửa van, bục van thì sẽ là thảm hoạ”, ông Hoài nói.

Theo ông Hoài, quyết định xả các cửa hồ Hoà Bình đã được 6 cơ quan chuyên môn cùng thức suốt đêm tư vấn, giám sát. Đến nay khẳng định thực hiện hoàn toàn đúng quy trình.

“Việc phải đóng hồ Sơn La là quyết định linh hoạt và thông minh trong vận hành. Vì đập Sơn La bê tông kiên cố, có dung tích siêu cao để cắt lũ, nếu tiếp tục xả xuống thì sẽ gây áp lực cho hồ Hoà Bình và hạ du, khi đó hồ Hoà Bình có thể phải xả 10/12 cửa”, ông Hoài giải thích.

Ông nhấn mạnh việc vận hành xả lũ vừa qua linh hoạt, chủ động, sáng tạo, kịp thời và chính xác, nếu không thảm họa đã có thể xảy ra.

Giải thích về việc dự báo lượng mưa, ông Hoàng Đức Cường, GĐ TT Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ cho biết, việc dự báo mưa to, mưa nhỏ đã khó, dự báo định lượng mưa càng khó hơn, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy.

Ngoài ra, khi gặp các loại hình thời tiết như kết hợp giữa không khí lạnh với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới thì khâu dự báo định lượng mưa lại càng khó hơn.

Ông Cường cho biết, để khắc phục những hạn chế trong dự báo, thời gian tới, cơ quan khí tượng thủy văn cần được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại như các hệ thống quan trắc, radar...

Làm rõ thêm về công tác dự báo, ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ TT Khí tượng thủy văn quốc gia ví von: “Dự báo bão, lượng mưa cũng như bắn súng, bắn càng xa càng khó trúng, đến gần bắn dễ trúng hơn”.

Mưa lũ chưa từng có: Vỡ hồ trạm bơm Gia Viễn, Ninh Bình

Mưa lũ chưa từng có: Vỡ hồ trạm bơm Gia Viễn, Ninh Bình

Mưa lũ dồn dập khắp Bắc Bộ và Bắc Miền Trung đã khiến ít nhất 40 người chết, 22 người mất tích.

Sạt lở ở Hòa Bình: Nạn nhân thứ 10 nằm dưới tảng đá lớn

Sạt lở ở Hòa Bình: Nạn nhân thứ 10 nằm dưới tảng đá lớn

Nạn nhân thứ 10 trong vụ sạt lở ở xóm Khanh là nam giới trung tuổi. Khi được phát hiện, thi thể ông bị đè dưới một tảng đá lớn.

Dùng cano đưa cơm cho 700 phạm nhân bị cô lập do lũ

Dùng cano đưa cơm cho 700 phạm nhân bị cô lập do lũ

Cán bộ trại giam số 5 ở Thanh Hóa phải dùng cano đưa cơm cho 700 phạm nhân ở phân trại 2 và 3 bị cô lập do mưa lũ mấy ngày qua.

Chết đứng nhìn 4.000 con lợn chết trong nước lũ

Chết đứng nhìn 4.000 con lợn chết trong nước lũ

Bác sĩ Lê Xuân Trung kể, nước lũ lên nhanh khiến 4.000 con lợn của một trang trại ở nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa bị chết.

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.

Thúy Hạnh